Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Nội dung, dàn ý, phân tích

Bạn muốn hiểu thêm về bài thơ “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. Ở bài viết dưới đây, Studytienganh sẽ chia sẻ đến bạn nội dung, dàn ý và cách phân tích bài thơ này một cách cụ thể.

 

1. Tác giả

Tác phẩm “Tình cảnh lẻ loi người người chinh phụ” do sáng tác của Đặng Trần Côn. Ông sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII tuy nhiên hiện vẫn chưa rõ năm sinh;  mất năm theo một số nguồn thông tin đó là năm 1745.

 

Quê quán của tác giả: làng Nhân Mục, tên nôm là làng Mọc, H.Thanh Trì; nay thuộc P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.

 

Sáng tác của tác giả Đặng Trần Côn: Ngoài sáng tác chính là tác phẩm Chinh phụ ngâm, ông còn viết một số bài phú chữ Hán và làm thơ chữ Hán.

 

tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Nội dung, dàn ý, phân tích

 

2. Giới thiệu tác phẩm

2.1 Tác phẩm 

Hoàn cảnh ra đời của “Chinh phụ ngâm”: Đầu đời vua Lê Hiền Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra quanh kinh thành Thăng Long, lúc đấy triều đình cất quân đánh dẹp; tác giả Đặng Trần Côn đã “cảm thời thế mà làm ra”.

 

Giá trị nội dung của toàn bộ tác phẩm: Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa; Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

 

Giá trị nghệ thuật:

  • Thể thơ: nguyên tác là thể thơ trường đoản cú (thể thơ xen kẽ câu dài với câu ngắn); thế thơ song thất lục bát (bản dịch).

  •  

  • Hình ảnh trong tác phẩm: mang tính ước lệ và tượng trưng.

  •  

  • Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

 

2.2 Vị trí đoạn trích

Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ được trích từ câu 193-216 của tác phẩm “Chinh phụ ngâm”.

 

2.3. Bố cục (2 phần)

  • Phần 1 (16 câu đầu): Nội dung chính thế hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ.

  •  

  • Phần 2 (còn lại): Thể hiện nỗi thương nhớ chồng nơi phương xa.

 

2.4. Giá trị nội dung

Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” miêu tả những cung bậc và sắc thái khác nhau của nỗi cô đơn, sự buồn khổ của người chinh phụ khát khao được sống trong một tình yêu hạnh phúc.

 

2.5. Giá trị nghệ thuật

  • Đoạn trích đã miêu tả tâm lí nhân vật (thông qua việc tả cảnh ngụ tình, độc thoại nội tâm…)

  • Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng bao gồm: so sánh, từ láy, điệp ngữ, câu hỏi tu từ…

 

tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Giới thiệu về tác phẩm Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn

 

3. Dàn ý phân tích

I. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Đặng Trần Côn, tác phẩm “Chinh phụ ngâm” qua đó giới thiệu về đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

 

II. Phân tích 16 câu đầu: Nỗi cơ đơn, lẻ loi của người chinh phụ

8 câu thơ đầu

Về Không gian

  • Hiên vắng: vắng vẻ, hiu quạnh.

  • Khuê phòng: cô đơn, nhớ nhung.

 

Về thời gian:

  • Ánh đèn: thời điểm ban đêm, thời gian của tâm trạng.

  • Hoa đèn: thời gian đã qua lâu, gợi nên một nỗi niềm khắc khoải.

 

Hành động của người chinh phụ:

  • Dạo – gieo từng bước: đi qua đi lại, quanh quanh, quẩn quẩn. Điều đó thể hiện cụ thể qua câu” Nỗi nhớ như ngưng đọng trong từng bước đi”.

  • Rủ thác: hành động vô thức, không có một chủ đích nào.

  • Nghe ngóng tin tức: thể hiện sự nhớ mong, khao khát người chồng của mình quay trở về.

  • Người chinh phụ cô đơn, giãi bày, chia sẻ với vật vô tri vô giác là “ngọn đèn”.

 

Về biện pháp nghệ thuật:

  • Điệp ngữ đèn ở chỗ “đèn biết chăng – đèn có biết”. Đoạn này diễn tả tâm trạng buồn triền miên, kéo dài và dường như không bao giờ nguôi.

  • Câu hỏi tu từ ở chỗ “đèn biết chăng?” giống như một lời than thở, thể hiện nỗi khắc khoải mong chờ.

 

8 câu thơ còn lại

Cảnh vật thiên nhiên:

  • “Gà eo óc gáy – sương năm trống”: gà gáy báo hiệu canh năm đã đến, qua đó thể hiện rằng người vợ trẻ xa chồng đã thao thức suốt đêm⇒ Tiếng gà khắc khoải như xoáy sâu vào không gian tĩnh lặng, vào tâm trạng người chinh phụ.

  • Hòe phất phơ: thể hiện cảnh vật quạnh hiu.

 

Sự cảm thức của người chinh phụ về mặt thời gian:

  • Hòe: bóng của cây hòe ở ngoài sân, trong vườn ngắn rồi lại dài, dài rồi lại ngắn, qua đó thể hiện sự trôi đi của thời gian – thời gian của xa cách và nhớ thương.

  • Thời gian của những tâm trạng: Khắc, giờ — niên; Mối sầu — biển xa.

 

Hành động của người chinh phụ:

  • “Đốt hương” để tìm sự thanh thản nhưng tình cảm lại mê man theo những suy nghĩ khắc khoải, viển vông và  những dự cảm chẳng lành.

  • “Hành động soi gương” nhưng chỉ thấy hiện lên một gương mặt đau khổ, đầu đìa nước mắt.

  • Hành động “Gượng gảy đàn sắt đàn cầm” để ôn lại kỉ niệm vợ chồng nhưng lại lo lắng có điềm sắp tới ⇒ Sự lo lắng ấy không chỉ cho thấy nỗi cô đơn của người chinh phụ mà qua đó còn thể hiện nỗi khát khao kiếm tìm lại hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.

 

⇒ Tất cả đã khắc họa rõ nét sự mâu thuẫn giữa cảm xúc và lý trí của người chinh phụ.

 

Tóm lược 16 câu thơ đầu:

Thể hiện lên tình cảnh lẻ loi, nỗi cô đơn sầu muộn của người chinh phụ.

 

tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nội dung, dàn ý, phân tích 16 câu thơ đầu của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”

 

II. Phân tích 8 câu thơ còn lại: Nỗi nhớ thương chồng của người chinh phụ

6 câu thơ đầu

Hình ảnh thiên nhiên:

  • Gió đông: gió mùa xuân, gió báo tin vui; điều này thể hiện sự sum họp, đoàn viên.

  • Non Yên: núi Yên Nhiên, nơi phương Bắc xa xăm – nơi mà người chồng đang xông pha ra trận.

 

Biện pháp nghệ thuật sử dụng:

  • Hình ảnh ước lệ: non Yên.

  • Điệp ngữ vòng: non Yên, trời

  • Từ láy: thăm thẳm, đau đáu.

 

⇒ Không gian của 6 câu thơ này thể hiện sự vô tận, mênh mông, không giới hạn. Đây không chỉ là không gian vô tận ngăn cách hai vợ chồng, mà qua đó còn là nỗi nhớ không nguôi, khó diễn tả được của người chinh phụ; là một tình yêu thương của người vợ ơ nơi quê nhà.

 

2 câu còn lại

Hai câu thơ này mang tính khái quát và tính triết lý khá sâu sắc. Lời thơ lúc này chuyển sang độc thoại nội tâm, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng của người chinh phụ với hình ảnh người chinh phụ đang tràn ngập trong tâm tưởng.

 

Tóm lược 8 câu thơ cuối: Tựa như lời gửi gắm nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của người chinh phụ đến người chồng nơi biên ải xa xôi.

 

III. Kết bài

Phân này bạn đề cập đến 2 nội chung chính bao gồm:

  • Khái quát lại giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung của đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”.

  • Đồng thời, liên hệ với số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến có chồng đang ở trên chiến trường.

 

tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" - Nội dung, dàn ý, phân tích

 

Trên đây là những chia sẻ của Studytienganh về nội dung, dàn ý, phân tích đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ". Hy vọng bạn sẽ có một bài văn phân tích tác phẩm tốt, đạt điểm cao.


 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !