Cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao trong các kỳ thi

Nghị luận xã hội là một dạng đề thường gặp trong các kỳ thi, bàn luận về các đề tài lĩnh vực xã hội, chính trị và đạo đức trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ và biết cách làm bài văn nghị luận. Chính vì như vậy, bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách làm bài đạt điểm cao cũng như các dạng bài nghị luận dễ xuất hiện trong các đề thi, cùng theo dõi nhé!

1.Các bước làm bài văn nghị luận chính xác nhất

Chỉ với 6 bước dưới đây, bạn sẽ dễ dàng đạt điểm cao trong các đề thi văn nghị luận:

 

Bước 1: Phân tích vấn đề cần nghị luận bao gồm: Giới thiệu và đánh giá khái quát về vấn đề cần nghị luận là tích cực hay tiêu cực, người viết có thể dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.

 

Bước 2: Phân tích thực trạng và một số biểu hiện của vấn đề cần nghị luận

 

- Giải thích khái niệm, các từ ngữ có liên quan đến vấn đề cần nghị luận.

- Bàn luận, nêu nhận xét về vấn đề thông qua các ý chính sau: biểu hiện, tác dụng và ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận

- Phân tích thực trạng của vấn đề cần nghị luận và đưa ra các dẫn chứng tiêu biểu, chính xác, ngắn gọn, logic.

 

Bước 3: Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng, dẫn chứng

 

Ở bước này, người viết cần đưa ra những nguyên nhân chủ quan và khách quan của vấn đề nghị luận. Nguyên nhân chủ quan được xuất phát từ bên trong của vấn đề, do chính những yếu tố liên quan đến vấn đề đó tác động và gây ra. Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân xuất hiện bên ngoài xoay quanh vấn đề.

 

cách làm bài văn nghị luận

Cách làm bài văn nghị luận đạt điểm cao

 

Bước 4: Phân tích tác động, ảnh hưởng của vấn đề đối với con người, xã hội

 

- Đối với xã hội: Từ những biểu hiện và thực trạng đã phân tích ở trên, bạn nêu lên những ảnh hưởng, tác động của vấn đề đối với xã hội hiện nay.

- Đối với con người: Những tác động xã hội đó đã ảnh hưởng như thế nào đến mỗi cá nhân, gia đình, bạn bè. 

 

Bước 5: Bình luận và mở rộng vấn đề

 

Người viết đưa ra các quan điểm cá nhân về vấn đề nghị luận. Xem xét và nhận xét đây là vấn đề tích cực hay tiêu cực, cần được lan toả hay bài trừ trong xã hội hiện nay. Một số cách để bạn dễ dàng mở rộng vấn đề như:

 

- Mở rộng bằng cách giải thích và chứng minh vấn đề

- Mở rộng bằng cách đi sâu vào vấn đề như đối tượng được đề cập, phạm vi ảnh hưởng của vấn đề.

- Mở rộng bằng cách đi ngược lại vấn đề: Đưa ra giả thiết trái ngược với thực trạng của vấn đề nghị luận. Sau đó, tiến hành phân tích những lợi ích của vấn đề. 

 

Ví dụ: Nghị luận về tình trạng nạo phá thai hiện nay của giới trẻ, nguyên nhân dẫn tới sự việc xuất phát từ kiến thức sinh sản không tốt. Vì vậy, bạn cần mở rộng vấn đề hướng dẫn chi tiết cũng như trang bị kiến thức sinh sản nhằm hạn chế tình trạng có thai ngoài ý muốn.

 

Bước 6: Đưa ra bài học nhận thức và hành động đối với bản thân. 

 

2.Gợi ý làm các dạng đề văn nghị luận

Dưới đây là một số dạng đề văn nghị luận, hãy nắm vững để đạt điểm cao trong các kỳ thi bạn nhé!

 

  • Dạng 1: Nghị luận xã hội về tư tưởng đạo lý.

 

1. Giới thiệu khái quát về tư tưởng đạo lý cần nghị luận

 

2. Giải thích tư tưởng cần nghị luận, bao gồm: định nghĩa, giải thích các từ ngữ liên quan, giải thích khái quát về tư tưởng đạo lý

 

3. Phân tích, chứng minh các luận điểm:

- Biểu hiện của vấn đề nghị luận trong cuộc sống

- Nêu lý do tại sao cần phải thực hiện đạo lý đó

- Trình bày, phân tích những hành động để thực hiện đạo lý đó

 

4. Nêu quan điểm cá nhân về tư tưởng đạo lý

- Đánh giá về tư tưởng đạo lý, tính đúng sai, những ưu điểm và nhược điểm cần khắc phục

- Đưa ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, học tập, nhận thức của bản thân

- Đưa ra các phương án, biện pháp để tư tưởng đạo lý được thực hiện trong đời thực.

 

5. Kết luận vấn đề nghị luận về tư tưởng đạo lý.

 

cách làm bài văn nghị luận

Các dạng bài văn nghị luận xã hội thường gặp

 

  • Dạng 2: Nghị luận xã hội về các hiện tượng đời sống xã hội

1. Giới thiệu về hiện tượng đời sống xã hội cần nghị luận

 

2. Chứng minh các vấn đề liên quan

- Nêu thực trạng của vấn đề.

- Nêu nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó

- Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề và khắc phục hạn chế cũng như phát huy những ưu điểm

- Liên hệ bản thân, đưa ra bài học kinh nghiệm và bài học hành động.

 

3. Kết bài: Khẳng định lại tầm quan trọng, tính đúng đắn của hiện tượng đời sống xã hội và đưa ra kết luận. 

 

Trên đây là các cách làm bài văn nghị luận cũng như một số dạng bài thường gặp, hy vọng rằng bài viết trên sẽ hữu ích đối với bạn. Chúc bạn đạt điểm cao trong các kỳ thi nhé!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !