Chơi chữ là gì, kể tên các lối chơi chữ thường gặp (Ngữ Văn 7)

Chơi chữ là gì và các lối chơi chữ thường gặp đã được đề cập đến trong sách Ngữ Văn lớp 7. Trong bài viết ngày hôm nay hãy cùng studytienganh ôn lại để bổ sung thêm kiến thức về khái niệm và cách dùng của thủ pháp nghệ thuật này nhé!

1. Chơi chữ là gì

 

Chơi chữ là tập hợp những biện pháp tu từ nhằm biến hóa ngôn từ một cách nghệ thuật, sáng tạo. Khiến cho lời văn, câu thơ càng thêm dí dỏm, trào phúng, mang nét phá cách.

 

Nghệ thuật chơi chữ thường xuất hiện trong ca dao, tục ngữ, thơ ca dân gian, mang đậm nét truyền thống và gắn với đời sống sinh hoạt của con người hằng ngày. Người thường xuyên chơi chữ được xem là người có nhiều kiến thức về văn chương.

 

chơi chữ

 Văn hóa Việt ưa chuộng việc chơi chữ

 

2. Các lối chơi chữ thường gặp

 

2.1 Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

 

Chơi chữ bằng biện pháp nói lái tức là nói ngược lại câu chữ. Đây là biện pháp chơi chữ khá là tiêu biểu. Đòi hỏi người đọc, người nghe phải có óc suy luận và phân tích từ ngữ thì mới có thể hiểu đầy đủ ý của tác giả.

 

Ví dụ: con mèo cái nằm trên mái kèo

         con cá đối bỏ trong cối đá

 

chơi chữ

 Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

 

Chơi chữ sử dụng biện pháp nói lái thường xuyên xuất hiện trong câu đối, văn thơ, hò vè. Biện pháp chơi chữ này dễ làm cho lời nói hàng ngày trở nên hài hước, dí dỏm hơn

 

2.2 chữ bằng cách dùng từ đồng âm

 

Đây là biện pháp chơi chữ bằng cách sử dụng các từ đồng âm hoặc phát âm gần giống nhau nhưng lại có nghĩa hoàn toàn khác biệt với nhau đặt vào trong cùng một câu văn, câu thơ. Làm cho câu thơ câu văn đó thêm phần sáng tạo ở cả nội dung lẫn hình thức. Có rất nhiều câu đố dân gian dựa trên hình thức này.

 

 Ví dụ: 

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng.

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

 

2.3 Chơi chữ bằng cách dùng từ gần nghĩa, sát nghĩa

 

Là biện pháp chơi chữ bằng cách sử dụng các từ khác nhau hoàn toàn về mặt phát âm nhưng lại có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về mặt nghĩa.

 

Ví dụ: Trời mưa đất thịt trơn như mỡ, dò đến hàng nem chả muốn ăn.

 

2.4 Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Kiểu chơi chữ này dựa trên sự giống nhau của các phụ âm đầu trong quá trình phát âm để khiến cho đoạn văn, đoạn thơ thêm tính độc đáo, ấn tượng, tạo điểm nhấn cho toàn bộ bài thơ, bài văn.

 

Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu là biện pháp chơi chữ mà người nghe, người đọc dễ nhận ra nhất. Kiểu chơi chữ này xuất hiện nhiều trong các bài vè.

 

Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ

Mộng mị mỏi mòn mai một một

Mỹ miều may mắn mấy mà mơ

 

chơi chữ

 Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

3. Trắc nghiệm: lối chơi chữ nào được sử dụng trong câu

Trắc nghiệm 1:

Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

 

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Trắc nghiệm 2: 

   Da trắng vỗ bì bạch

Rừng sâu mưa lâm thâm.

 

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Trắc nghiệm 3:

 "Bà Ba béo, bả bán bánh bèo, bán bánh bò bông bên bãi biển Bắc Bộ. Bả bứt bông bụt bỏ bậy bỏ bạ, buôn bán bê bối, bịp bợm, bị bắt bỏ bót ba bốn bữa"

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Trắc nghiệm 4:

Tối trung thu trung tuần tháng tám.

Tôi túng tiền tiêu tết trung thu.

Tôi tìm tới trang trại trưởng.

Trông thấy túi tiền to treo trên tường.

Tôi từ từ thò tay tóm túi tiền.

Trang trại trưởng trông thấy thét to.

Trộm Trộm. Tôi tung thân trèo tường trốn thoát.

 

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Trắc nghiệm 5:

Con mỏ kiến đậu trên miếng cỏ. Chim vàng lông đậu cạnh vồng lang. Anh đà đối được e nàng chẳng ưng.

 

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Trắc nghiệm 6: 

Con gì mồm bò mà không phải mồm bò.

 

A. Chơi chữ bằng biện pháp nói lái

B. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng âm

C. Chơi chữ bằng cách dùng từ đồng nghĩa, sát nghĩa

D. Chơi chữ bằng cách lặp phụ âm đầu

 

Đáp án

     Trắc nghiệm 1: B

     Trắc nghiệm 2: C

     Trắc nghiệm 3: D

     Trắc nghiệm 4: D

     Trắc nghiệm 5: A

     Trắc nghiệm 6: J

 

Trên đây là tổng hợp của chúng tôi về những kiến thức trong nghệ thuật chơi chữ - một nét đặc sắc trong văn hóa ngôn ngữ Việt Nam. Hy vọng những kiến thức trên sẽ hữu ích đối với các bạn trong việc học tập! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!