Ban Lãnh Đạo trong Tiếng Anh là gì: Định Nghĩa, Ví Dụ Anh Việt

Chắc hẳn khi đi làm, đặc biệt là đối với dân văn phòng thì làm việc trong môi trường quốc tế việc nắm bắt tên các chức vụ cũng như chức năng làm việc của những người trong công ty là một điều vô cùng cần thiết. Vậy nên, hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Ban Lãnh Đạo công ty nhé!


ban lãnh đạo tiếng anh là gì

Hình ảnh minh hoạ cho Ban Lãnh Đạo trong tiếng anh

 

1. Ban lãnh đạo trong tiếng anh là gì

 

Trong tiếng anh người ta có khá nhiều cách gọi cho Ban Lãnh Đạo, sau đây là một số cách gọi phổ biến nhất:

 

Executive board: ban điều hành

 

Steering committee: ban chỉ đạo

 

The Leadership: ban lãnh đạo

 

Board of director: ban giám đốc

 

2. Các chức vụ trong ban lãnh đạo


ban lãnh đạo tiếng anh là gì

Hình ảnh minh hoạ cho các chức vụ trong Ban Lãnh Đạo

 

Tên

Ý nghĩa

CEO 

(Chief Executive Officer)

Giám đốc điều hành / Chủ tịch

 

(người có vị trí quan trọng nhất trong một công ty; người chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý một công ty, đôi khi cũng là chủ tịch hoặc chủ tịch hội đồng quản trị của công ty)

COO

(Chief Operating Officer)

Giám đốc điều hành 

 

(người quản lý trong một tổ chức, người chịu trách nhiệm về cách mà toàn bộ tổ chức được điều hành)

CFO 

(Chief Financial Officer)

Giám đốc tài chính

 

(Nhiệm vụ của CFO bao gồm theo dõi dòng tiền và lập kế hoạch tài chính cũng như phân tích điểm mạnh và điểm yếu tài chính của công ty và đề xuất các hành động khắc phục. Vai trò của giám đốc tài chính tương tự như thủ quỹ hoặc kiểm soát viên vì họ chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận tài chính và kế toán và đảm bảo rằng các báo cáo tài chính của công ty là chính xác và được hoàn thành kịp thời.)

CTO 

(Chief Technology Officer)

Giám đốc công nghệ

 

(người có vị trí cao trong doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các vấn đề khoa học và kỹ thuật)

CCO

(Chief Communications Officer)

Giám đốc truyền thông

 

(CCO là người có công việc là quản lý các thông tin liên lạc này, cũng như chuẩn bị cho các giám đốc điều hành xuất hiện trên các phương tiện truyền thông lớn, các bài phát biểu quan trọng của ngành, các cuộc họp của nhân viên, làm chứng trước các cơ quan chính phủ và tham gia các sự kiện cộng đồng)

 

(Nhiều CCO cũng chịu trách nhiệm giám sát các mối quan hệ nội bộ và thực hiện nghiên cứu về công chức của nhân viên. Mặc dù đôi khi bị định giá thấp, những nỗ lực giao tiếp của một công ty với nhân viên của chính họ có thể mang lại lợi nhuận cao nhất)

Management consultant

Cố vấn quản lý

 

(một người có công việc là đưa ra lời khuyên cho các công ty về cách tốt nhất để quản lý và cải thiện doanh nghiệp của họ)

 

(Một nhà tư vấn quản lý làm việc với ban lãnh đạo công ty để đánh giá công ty và xác định các vấn đề, thu thập thông tin và thực hiện các giải pháp. Các nhà tư vấn quản lý thường làm việc theo nhóm và hầu hết làm việc cho các công ty tư vấn, thay vì thuộc biên chế của công ty mà họ đang phân tích.)

Vice president /

Executive vice president (EVP)

Phó chủ tịch

 

(Phó chủ tịch là một sĩ quan được xếp hạng ngay dưới tổng thống và giữ chức vụ cấp phó của người đó. Phó chủ tịch thay thế vị trí của tổng thống trong thời gian vắng mặt hoặc mất khả năng lao động, sau khi ông ấy hoặc bà ấy qua đời và trong một số trường hợp khác)

 

Phó chủ tịch điều hành

 

(Vai trò phó chủ tịch điều hành đứng thứ hai sau chủ tịch công ty. Thông thường, vai trò không chỉ có quyền lực mà còn phải gánh vác nhiều trách nhiệm, vì phó chủ tịch điều hành thường chịu trách nhiệm hoạch định chiến lược, cân nhắc ngân sách, cũng như sức khỏe hoạt động và tài chính của tổ chức. Phó chủ tịch điều hành thường đại diện hoặc thay mặt chủ tịch, và những người khác tham khảo ý kiến của ông khi đưa ra các quyết định cấp cao. Ngoài ra, một phó chủ tịch điều hành có thể chịu trách nhiệm phát triển chuyên môn của các giám đốc điều hành cấp dưới, đảm bảo mức hiệu suất cao trong một tổ chức)


 

3. Các ví dụ minh hoạ cho các chức vụ trong ban lãnh đạo

 

  • All selling and Administrative units have an obligation to be headed-up by Senior Vice Presidents who will report directly to the CEO.

  • Tất cả các bộ phận Bán hàng và Hành chính có trách nhiệm phải là do Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách, người mà sẽ báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành.

  •    

  • As I remember, there used to be a managing director in the local authority, but several years later that job was splitted between a chief financial officer and chief operations officer.

  • Như tôi nhớ lại thì, từng có một giám đốc điều hành trong bộ máy điều hành địa phương, nhưng mà trong vài năm trở lại đây thì, công việc đó đã được phân chia giữa một giám đốc tài chính và giám đốc hoạt động.

  •    

  • As the important role of CFO of the company, he had to be responsible for the financial situation of a company which employs more than 3000 staff.

  • Với vai trò quan trọng là Giám đốc tài chính của công ty, anh ấy có trách nhiệm phải phụ trách tình hình tài chính của một công ty sử dụng hơn 3000 nhân viên lận.

  •    

  • It was the chief technology officer who noticed all the faults of this new model.

  • Giám đốc công nghệ đã nhận thấy mọi cái lỗi của mô hình thiết kế mới này.


ban lãnh đạo tiếng anh là gì

Hình ảnh minh hoạ cho các ví dụ về các chức vụ của Ban Lãnh Đạo

 

Bài học về ban lãnh đạo trong công ty đã cố gắng cô đọng những kiến thức liên quan đến chủ đề này. Từ những cụm từ cùng có ý nghĩa chỉ ban lãnh đạo đến những chức vụ trong ban lãnh đạo cùng định nghĩa và các ví dụ minh hoạ phía trên, hi vọng đủ làm tài liệu cho các bạn học tập đặc biệt là cho các bạn muốn theo đuổi ngành kinh tế. Chúc các bạn học tập tốt và mãi yêu thích tiếng anh!




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !