(Lớp 4) Động từ là gì: Phân loại và chức năng của động từ

"Động từ là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!"

 

1. Động từ là gì?

 

Động từ là gì

Động từ là gì (hình minh họa)

 

Động từ là những từ dùng để chỉ các hoạt động, trạng thái (bao gồm cả trạng thái vật lí, trạng thái tâm lí, trạng thái sinh lí) của con người và các sự vật, hiện tượng khác

 

Khi kết hợp với những từ loại khác nhau, động từ sẽ có ý nghĩa khái quát và biểu thị khác.

- Động từ có thể kết hợp với các tính từ, danh từ để để tạo ra cụm động từ: đi (động từ) nhanh lên (tính từ), thắng (động từ) biển (danh từ),...

 

- Động từ cũng có khả năng kết hợp với các phó từ (đã, sẽ, đang, không, chưa, chẳng, vẫn, cứ, còn). Khác với tính từ, động từ còn có thể kết hợp với các phó từ thức mệnh lệnh (hãy, đừng, chớ) để tạo ra những câu hoặc cụm từ có mục đích sai khiến.

 

2. Phân loại động từ

 

 

Động từ là gì

Ảnh phân loại chức năng của động từ

 

Dựa theo đặc điểm, động từ chia làm 2 tiểu loại lớn là động từ chỉ hoạt động và động từ chỉ trạng thái.

 

Ngoài ra còn có cách chia khác chia thành nội động từ và ngoại động từ.

 

2.1. Động từ chỉ hoạt động

 

Khái niệm: dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

 

Ví dụ: đi, chạy, nhảy, (chim) hót, (mưa) rơi, (gió) thổi, hát, ca, đuổi nhau,…

 

→ Những động từ chỉ hoạt động của con người có thể dùng để chỉ hoạt động của các sự vật, hiện tượng nhằm làm tăng sức gợi hình và biến các sự vật vô tri ấy trở nên gần gũi hơn với con người.

 

2.2. Động từ chỉ trạng thái

 

Khái niệm: Động từ chỉ trạng thái là những động từ để tái hiện, gọi tên các trạng thái cảm xúc, suy nghĩ, tồn tại của con người, sự vật, hiện tượng.

 

Ví dụ: Vui, buồn, hờn, giận, bị đánh,…

 

→ Trong động từ chỉ trạng thái, có thể chia thành các tiểu loại nhỏ hơn, mỗi tiểu loại bổ sung ý nghĩa cho về các mặt khác nhau cho từ kết hợp cùng hoặc đứng trước nó.

→ Động từ chỉ trạng thái tồn tại (hoặc trạng thái không tồn tại): là những động từ cho biết sự tồn tại của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan: còn, có, hết,…

 

2.3. Nội động từ

 

Khái niệm: Những động từ hướng vào người làm chủ hoạt động (ngồi, đi, đứng, nằm,…)

 

→ Động từ nội động cần phải có quan hệ từ để có bổ ngữ chỉ đối tượng

 

Ví dụ: Mẹ mua cho tôi con mèo

 

2.4. Ngoại động từ

 

Khái niệm: Những động từ hướng đến người, vật khác (xây, cắt, đập, phá,…)

 

→ Động từ ngoại động không cần phải có quan hệ từ mà có khả năng có bổ ngữ chỉ đối tượng trực tiếp.

 

3. Chức năng của động từ

 

- Chức năng chính của động từ (cụm động từ) là làm vị ngữ trong câu, bổ sung ý nghĩa cho danh từ hoặc tính từ.

 

Ví dụ:    

Trời //  đang mưa

 CN (Danh từ) VN (Cụm Động từ)

 

- Ngoài chức năng chính, động từ (cụm động từ) còn có thể làm các thành phần khác trong câu: chủ ngữ,  định ngữ, trạng ngữ.

 

Ví dụ: 

Động từ làm chủ ngữ: Lao động //  là vinh quang

                                   CN (động từ)  VN

 

4. Một số tác dụng của động từ

 

Hầu như mọi câu đơn, câu ghép nào trong giao tiếp đều tồn tại một hay nhiều động từ, vì vậy động từ có tác dụng vô cùng quan trọng, cụ thể gồm:

 

- Nhiều loại động từ có thể kết hợp với các danh từ, tính từ để tạo thành một cụm động từ có ý nghĩa đa dạng hơn.

 

- Nhiều loại phó từ có thể kết hợp với động từ để nhấn mạnh nội dung cho câu, giúp người đọc có thể hiểu rõ hơn nội dung đó.

 

- Tác dụng chính của động từ thường làm thành phần vị ngữ trong câu, giúp bổ sung, bổ nghĩa cho các loại danh từ, tính từ khác.

 

- Động từ đôi khi cũng giữ vai trò là chủ ngữ trong câu đơn.

 

- Hoặc trong một vài tính huống đặc biệt, động từ có thể giữ chức năng là định ngữ trong câu.

 

- Chức năng cuối cùng là động từ có thể làm trạng ngữ trong câu.