Soạn bài Đại cáo Bình ngô ngắn gọn và dễ hiểu nhất

Bài viết dưới đây của Studytienganh sẽ giới thiệu đến bạn cách soạn bài Đại cáo Bình ngô ngắn gọn và dễ hiểu nhất.

 

1. Nội dung 4 đoạn của bài Bình ngô đại cáo

 

soạn bài đại cáo bình ngô

Soạn bài Đại cáo Bình Ngô cùng Studytienganh

 

  • Đoạn 1: Từ phần mở đầu đến “Chứng cớ còn ghi”. Đoạn đầu tiên được Nguyễn Trãi viết để khẳng định tư tưởng, nhân nghĩa, chân lý độc lập của dân tộc Đại Việt.
  •  
  • Đoạn 2: Từ “Vừa rồi” đến “ Ai bảo thần dân chịu được”. Với nội dung tố cáo, lên án tội ác của giặc Minh.
  •  
  • Đoạn 3: Từ “Ta đây núi Lam Sơn dấy nghĩa” … “Cũng là chưa thấy xưa nay”. Nguyễn Trãi kể lại diễn biến cuộc chiến từ lức mở đầu đến khi nó giành được thắng lợi hoàn toàn.
  •  
  • Đoạn 4: Phần còn lại. Nội dung chính của đoạn này là tuyên bố độc lập và rút ra bài học lịch sử. 

 

2.Tìm hiểu nội dung đoạn 1

 

soạn bài đại cáo bình ngô

Tìm hiểu tác phẩm Đại cáo Bình ngô cùng Studytienganh

 

 

Qua đoạn mở đầu, Nguyễn Trãi đã nêu lên tư tưởng nhân nghĩa cùng với chân lý về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt ta. Điều này đã làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng cho việc triển khai toàn bộ nội dung bài cáo.

 

Lời tuyên ngôn độc lập được thể hiện trong đoạn mở đầu:

  • Nguyễn Trãi đã đưa ra chân lý chính nghĩa, chân lý khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền.

  •  

  • Ngoài ra, tác giả đã trình bày một cách đầy đủ khái niệm quốc gia, dân tộc cùng với ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, lịch sử riêng, chế độ riêng của nước ta. 

 

Niềm tự hào dân tộc được nổi bật lên qua đoạn 1 bởi vì:

  • Tác giả khẳng định sự tự nhiên vốn có, lâu đời bằng các từ: Từ trước, vốn xưng, đã lâu, đã chia, cũng khác cùng với cách lập luận chặt chẽ.

  •  

  • Trong những câu văn biền ngẫu, tác giả sử dụng nghệ thuật so sánh. Bên cạnh đó, các dẫn chứng thực tiễn cũng được tác giả nêu như: Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô. 

 

3. Nội dung đoạn 2

 

soạn bài đại cáo bình ngô

Cùng Studytienganh tìm hiểu bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của nước ta

 

 

Âm mưu của giặc Minh: phù Trần diệt Hồ. 

 

Giặc Minh đã thực hiện các tội ác sau: 

  • Chúng diệt chủng, tàn sát người vô tội.

  •  

  • Bọn giặc đẩy nhân dân ta tới cái chết, vơ vét của cải của người dân, hủy hoại đất nước ta.

 

Nguyễn Trãi đã vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể bằng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng. Lời văn đầy uất hận, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết cùng với giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt.

 

4. Nội dung đoạn 3

Trong giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, tác giả tập trung khắc họa hình tượng Lê Lợi với những hình ảnh, từ ngữ: đau lòng, quên ăn, căm thù giặc, đăm đăm,... đã khắc họa được phẩm chất, ý chí của vị lãnh tụ. Thời gian này gặp muôn ngàn khó khăn:

 

  • Thiếu lương thực, thiếu nhân tài, thiếu quân.

  •  

  • Kẻ thủ được trạng bị vũ khí đầy đủ, lực lượng lớn mạnh.

 

Quân ta đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi, với lối đánh bất ngờ, nhanh gọn.

 

Giai đoạn phản công: quân ta có những trận tiến quân ra Bắc (trận Tây Ninh, Đông Đô, Tốt Động, Ninh Kiều), chiến dịch diệt chi viện (Trận Chi Lăng, Xương Giang, Mã Yên).

 

Nguyễn Trãi sử dụng các động từ mạnh và nhiều hình ảnh phóng đại, lối so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao. Qua đó, thấy được hình ảnh bi thảm của những tướng giặc ham sống, sợ chết, hèn nhát. Nổi bật lên khí thế hào hùng, thắng lợi vẻ vang của khởi nghĩa Lam Sơn. 

 

5. Nội dung đoạn cuối

Với giọng văn trầm lắng, đầy tự hào lời tuyên bố độc lập được tác giả rút ra bài học lịch sử, thể hiện sự vững bền, suy vong tất yếu của mỗi quốc gia. Khẳng định sự kết hợp giữa sức mạnh truyền thông và sức mạnh thời đại, càng phác họa sâu đậm niềm tin, quyết tâm xây dựng lại đất nước của dân ta.

 

6. Lời kết

Trên đây là bài viết về soạn bài Đại cáo Bình ngô ngắn gọn nhất. Chúc bạn có những tiết học Ngữ Văn hiệu quả. Hãy theo dõi Studytienganh để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích! 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !