Nêu hoàn cảnh sáng tác bài quê hương

Quê hương là một chủ đề thường xuất hiện trong văn học Việt Nam và luôn là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ, nhà văn. Một trong những bài thơ về Quê hương hay nhất phải nhắc tới đó là bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh.  Sau đây, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài Quê hương và tìm hiểu về nội dung bài nhé.

 

1. Nêu hoàn cảnh sáng tác và thể loại bài thơ Quê Hương - Tế Hanh

Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh được sáng tác vào năm 1939, khi đó nhà thơ đang học tại Huế. Trong hoàn cảnh phải sống xa quê hương, nhà thơ đã viết nên bài thơ này. Quê hương được rút trong tập Nghẹn ngào năm 1939 và sau đó thì được in trong tập Hoa niên năm 1945. 

 

 

hoàn cảnh sáng tác bài quê hương

Hoàn cảnh sáng tác bài quê hương của nhà thơ Tế Hanh như thế nào

 

2. Thể loại thơ của bài thơ quê hương - Tế Hanh

Bài thơ Quê hương của nhà thơ Tế Hanh là một bài thơ mới, được viết theo thể thơ 8 chữ, vừa có vần bằng và vừa có vần trắc. Tức là chuyển đổi từng cặp câu, từ bằng qua trắc. 

 

Bài thơ thể hiện lòng yêu mến và thể hiện tình thương nhớ của đứa con đi xa quê, luôn mong nhớ về gia đình và quê hương tha thiết.

 

Bài thơ có bố cục gồm có 4 phần. 4 phần này được phân chia theo thời gian và diễn biến sự việc và tâm trạng của nhà thơ. 

 

  • Hai câu thơ đầu tiên của bài: Vị trí làng tôi (tức là nhà thơ) một làng chài ven biển.

  • 6 câu tiếp theo của bài thơ: Cảnh trai tráng bơi thuyền ra khỏi làng và đi đánh cá.

  • 8 câu thơ tiếp theo của bài thơ: Cảnh dân làng đón tiếp đoàn thuyền đánh cá từ khơi xa trở về.

  • 4 câu thơ cuối cùng của bài thơ: Nỗi nhơ sthuowng làng chài của đứa con xa quê - Tế Hanh.

 

3. Tìm hiểu về nội dung chính của bài thơ Quê Hương - Tế Hanh

 

hoàn cảnh sáng tác bài quê hương

hoàn cảnh sáng tác bài quê hương

 

Bài thơ là bức tranh thiên nhiên tươi sáng sinh động về một làng chài ven biển và hình ảnh khoẻ khoắn đầy sức sống của của người dân làng chài ven biển này. Qua đó bài thơ còn thể hiện sự yêu thương, nỗi nhớ da diết của và sự gắn bó thuỷ chung, tình yêu của hương tha thiết của tác giả đến quê hương của ông. 

 

Màu của quê hương Tế Hanh được miêu tả bằng những gam màu tươi sáng và gần gũi nhất. Tế Hanh yêu thương nhất là những hương vị đặc trưng quê hương đầy sức quyến rũ và đầy sự ngọt ngào. Chất thơ của Tế Hanh bình dị như chính con người ông, bình dị như những người dân lao động quê ông, vừa khoẻ khoắn, vừa sâu lắng. Bài thơ đã đem lại cho người đọc một ấn tượng khó quên về một làng chài cách biển nửa ngày sông. Làng chài hiện lên một cách lung linh trong sóng biển, óng ả quyện vào màu nắng. Chính dòng sông và hồn biển ấy đã là nguồn cảm hứng theo mãi nhà thơ của chúng ta. Nó theo ông từ những thuở “Hoa niên" đến những ngày tập kết trên đất Bắc. Vẫn còn đó là tấm lòng yêu thương quê hương da diết nồng ấm của một người con phải sống xa quê nhà. 

 

Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn và hình ảnh sinh động tạo cho người đọc một cảm giác hứng khởi, ngôn ngữ giàu sức gợi hình gợi cảm để vẽ lên một khung cảnh quê hương rất tình, và rất “Tế Hanh”.

 

 

hoàn cảnh sáng tác bài quê hương

Khung cảnh tươi đẹp người dân làng chài ngày đón thuyền đánh cá trở về

 

4. Tổng kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp thông tin về bài thơ Quê hương của Tế Hanh, một bài thơ về quê hương rất hay và vô cùng cảm động. Bài viết cũng đã nói lên đầy đủ về nội dung và hoàn cảnh sáng tác bài quê hương. Chúc các bạn thành công trên con đường học văn. 
 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !