Cách đọc bảng chữ cái lớp 1 Tiếng Việt mới nhất

Bảng chữ cái tiếng Việt là nền tảng cho việc học ngôn ngữ Việt Nam. Để học tốt tiếng Việt, điều tiên quyết là phải học thuộc lòng các chữ cái sau đó đến các âm, vần, dấu câu, cách ghép âm và cách ghép chữ. Dưới đây, Studytienganh sẽ giới thiệu đầy đủ, chi tiết cho bạn về bảng chữ cái tiếng Việt theo chuẩn Bộ Giáo dục & Đào tạo. 

 

1. Cách đọc các chữ cái cho người mới bắt đầu học tiếng Việt mới nhất

Cách đọc bảng chữ cái tiếng việt thực chất không khó, bạn có thể nhìn vào bức hình bên dưới và phát âm theo “phiên âm tiếng việt” được in nghiêng rất chi tiết.

 

 

bảng chữ cái

Cách đọc các chữ cái cho người mới bắt đầu học tiếng Việt  

 

2. Hướng dẫn cách đọc bảng chữ cái lớp 1 tiếng Việt phụ huynh cần lưu ý:

Hai nguyên âm a (a) và ă (á) có cách đọc gần giống nhau từ vị trí căn bản của lưỡi cho đến độ mở của miệng.

 

Hai nguyên âm ơ và â cũng tương tự như nhau cụ thể là âm “” thì ngắn hơn còn âm “Ơ” thì là dài hơn một chút.

 

Đối với các nguyên âm hoặc các nguyên âm có dấu là: ô, â, ă, ư, ơ thì cần hết sức chú ý. Phụ huynh lưu ý, với các bé còn nhỏ tuổi, cần dạy bé chậm rãi bởi chúng sẽ khó nhớ và không có trong bảng chữ cái.

 

Khi phụ huynh dạy cách các bé phát âm thì cần dựa theo độ mở của miệng và theo vị trí của lưỡi để dạy cách phát âm sao cho được chính xác nhất.

 

Cách miêu tả vị trí mở miệng và của lưỡi sinh động sẽ giúp cho các bé dễ hiểu cách đọc cũng như dễ dàng phát âm hơn. Để học tốt và nhanh những điều này cũng cần tới trí tưởng tượng phong phú của các bé bởi những điều này không thể chỉ nhìn thấy bằng mắt được mà còn cần thông qua việc quan sát kỹ lưỡng.

 

Ở trong bảng chữ cái tiếng Việt, phần lớn các phụ âm đều được biểu diễn bởi một chữ cái duy nhất đó chính là: r, x, s, b, t, v… Ngoài ra còn có 9 phụ âm khác được viết bằng hai chữ cái đơn ghép lại cụ thể như:

 

  • q, c, k thì sẽ đều đọc là “cờ” nhưng khi viết lại phải dựa vào luật chính tả (ví dụ như: ke: cờ – e – ke).

  • yê, iê, ya thì đều đọc là “ia” (ví dụ: iêng: ia – ng – iêng).

  • uô thì phải đọc là “ua” (ví dụ: uông: ua – ng – uông).

  • ươ sẽ đọc là “ưa” (ví dụ: ương: ưa – ng – ương).


 

3. Thanh điệu trong bảng chữ cái Tiếng Việt

 

bảng chữ cái

Ghép vần cùng các thanh điệu trong tiếng Việt 

 

 

Các thanh điệu khi được kết hợp với các nguyên âm sẽ có cách đọc khác nhau. Thanh điệu trong tiếng Việt gồm có: thanh sắc, thanh huyền, thanh nặng, thanh ngã và thanh hỏi.

 

Điều đặc biệt người học nên lưu ý là thanh điệu chỉ đi cùng với các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi. Các phụ âm sẽ không bao giờ mang thanh điệu. 

 

  • Dấu huyền được dùng với những âm đọc nhẹ. Ví dụ: tiền, ngày, bàn, chuyền,...

  •  

  • Dấu sắc được đi cùng với âm đọc lên giọng khá mạnh. Ví dụ như: bút, ghế, máy tính,...

  •  

  • Dấu hỏi được kết hợp với âm đọc xuống giọng rồi lên giọng. Các ví dụ dễ hiểu là: trải, hải, cửa,...

  •  

  • Dấu ngã được dùng với các âm đọc lên giọng sau đó xuống giọng. Ví dụ: nghĩa, võng, nhã,...

  •  

  • Dấu nặng đi cùng với các âm đọc nhấn giọng xuống. Ví dụ như: mạng, được, nhẹ, mẹ,...

 

4. Kết luận

Trên đây là chia sẻ của Studytienganh về bảng chữ cái tiếng Việt. Hy vọng rằng qua những chia sẻ trên, quý phụ huynh cũng như các bạn bắt đầu học tiếng Việt sẽ cảm thấy dễ hiểu và nắm vững được các quy tắc trên. Chúc các bạn có những giờ học tiếng Việt thú vị và đầy bổ ích. Các bạn hãy theo dõi Studytienganh để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích! 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !