Định nghĩa dải hội tụ nhiệt đới và ảnh hưởng của nó đến khí hậu Việt Nam

Trong chương trình địa lý 10, có một nội dung liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về dải hội tụ nhiệt đới cũng như các ảnh hưởng của nó đến khí hậu nước ta, đồng thời xem lại một số câu trắc nghiệm để củng cố kiến thức nhé.

 

1. Dải hội tụ nhiệt đới là gì?

Dải hội tụ nhiệt đới mặt tiếp xúc của khối khí Xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là hai khối khí có cùng tính chất nóng ẩm. Trong khi frông là mặt tiếp xúc của hai khối khí có nguồn gốc khác nhau và khác biệt nhau về tính chất vật lí. Đây là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu, của tín phong một bán cầu với tín phong bán cầu kia vượt xích đạo đổi hướng và tín phong mỗi bán cầu với đới gió tây xích đạo mở rộng với 3 mô hình của dải hội tụ nhiệt đới:

 

 

dải hội tụ nhiệt đới là gì

( Hình ảnh minh họa về dải hội tụ nhiệt đới là gì? )

 

  • Gần sát xích đạo. Xảy ra ở Đại Tây Dương khi tín phong 2 bán cầu gặp nhau ở gần xích đạo.
  •  
  • Dải hội tụ nhiệt đới loại 2 là kết quả của sự hội tụ giữa tín phong Nam Bán Cầu vượt xích đạo chuyển hướng thành gió mùa tây nam với tín phong đông bắc Bắc Bán Cầu.
  •  
  • Tín phong hai bán cầu hội tụ với đới gió tây xích đạo mở rộng. Dải hội tụ nhiệt đới thứ ba là dải hội tụ kép với dải hội tụ chính ở Bắc Bán Cầu và dải hội tụ phụ ở Nam Bán Cầu

 

2. Ảnh hưởng của nó đến khí hậu Việt Nam

Việt Nam chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới với một bên là gió Tây Nam và một bên là gió tín phong Đông hoặc Đông Nam từ Biển Đông-Thái Bình Dương thổi vào. Dải hội tụ ảnh hưởng tới nước ta từ khoảng tháng 6 đến tháng 9.

 

Ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới: nơi có hoạt động của dải hội tụ thường gây ra mưa giông lớn trên diện rộng.

 

 

dải hội tụ nhiệt đới là gì

(Hình ảnh minh họa dải hội tụ nhiệt đới ảnh hưởng đến khí hậu Việt Nam )

 

 

Dải hội tụ nhiệt đới thường hoɑ̣t động trong khu vực nội chí tuуến.

Dải hội tụ nhiệt đới di chuуển lên phía Bắc hay xuống phía Nam ρhụ thuộc vào chuyển động biểu kiến củɑ Mặt Trời.

 

  • Vào mùa đông khi mɑ̀ gió tín phong bắc bán cầu hoɑ̣t động mạnh vượt qua xích đạo sɑng nam bán cầu và đổi thành hướng tâу bắc hội tụ với gió tín phong nɑm bán cầu. Do đó dải hội tụ vɑ̀o mùa đông thường nằm ở phía nɑm xích đạo.
  •  
  • Vào mùa hè thì dɑ̉i hội tụ nhiệt đới thường di chuуển từ nam xích đạo lên phía bắc xích đɑ̣o do gió tín phong nam bán cầu hoɑ̣t động mạnh vượt lên phía bắc xích đɑ̣o và hội tụ với gió tín phong Ƅắc bán cầu.
  •  
  • Vào mùa thu vɑ̀ mùa xuân, khi mà hai đới gió tín ρhong 2 bán cầu hoạt động ổn định cùng nhɑu nên dải hội tụ nhiệt đới có xu hướng nằm tɑ̣i khu vực xích đạo.

 

3. Một số câu trắc nghiệm về dải hội tụ nhiệt đới

Dải hội tụ nhiệt đới hình thành từ 2 khối khí:

A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa.  

B. Chí tuyến hải dương và xích đạo.

C. Chí tuyến lục địa và xích đạo.

D. Bắc xích đạo và Nam xích đạo.

 

Đáp án: D

Dải hội tụ nhiệt đới là mặt tiếp xúc của các khối khí xích đạo bán cầu Bắc và Nam, đây đều là 2 khối khí có cùng tính chất nóng ẩm. 

 

Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là:

A. Chí tuyến hải dương và chí tuyến lục địa

B. Chí tuyến hải dương và xích đạo hải dương

C. Ôn đới hải dương và chí tuyến hải dương

D. Xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam

 

Đáp án: D

Vào mùa hạ dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho nhiều vùng ở nước ta dải hội tụ nhiệt đới được hình thành do sự tiếp xúc của 2 khối khí là xích đạo hải dương bán cầu Bắc và xích đạo hải dương bán cầu Nam

 

Vào mùa đông, đi trước gió mùa đông bắc ( khổi khí hậu ôn đới lục địa ) đem không khí lạnh tràn vào nước ta là

A. bề mặt tiếp xúc giữa 2 khối khí xích đạo ở hai bán cầu ( dải hội tụ nhiệt đới ).

B. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến ( frông ôn đới FP ).

C. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới ( frông địa cực FA ).

D. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo.

 

Đáp án: B

Vào thời kì mùa đông, trước khi gió mùa đông bắc đem không khí lạnh tràn vào nước ta là có sự hoạt động của frong ôn đới ( FP) do bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến.

 

Vào nửa sau mùa hạ đi trước gió mùa tây nam ( khối khí xích đạo hải dương ) đem mưa vào nước ta là:

A. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí chí tuyến và khối khí xích đạo

B. bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu ( dải hội tụ nhiệt đới ).

C.bề mặt tiếp xúc giữa khối khí cực và khối khí ôn đới ( frông địa cực FA ).

D. bề mặt tiếp xúc giữa khối khí ôn đới và khối khí chí tuyến( frông ôn đới FP).

 

Đáp án: B

Giải thích: Vào nửa sau mùa hạ, trước khi có gió mùa tây nam hoạt động đem mưa lớn đến nước ta thì có sự hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới do bề mặt tiếp xúc giữa hai khối khí xích đạo ở hai bán cầu gây ra mưa ở nước ta.

 

Trên đây là những kiến thức về dải hội tụ nhiệt đới là gì mà Studytienganh.vn mang lại cho các bạn. Chúc các bạn có những thông tin, kiến thức hữu ích mà chúng mình đã chọn lọc trên đây nhé!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !