Phương thức biểu đạt của bài Ý nghĩa văn chương

 

Đọc văn bản ‘ ‘Ý nghĩa văn chương’’ chúng  ta bị thuyết phục bởi những lập luận, lý lẽ, dẫn chứng chặt chẽ mà tác giả đã đưa ra. Vậy đã bao giờ bạn tự hỏi phương thức biểu đạt của văn bản ‘Ý nghĩa văn chương’ này là gì mà có thể thuyết phục được người đọc đến vậy. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.

 

Văn bản “Ý nghĩa của văn chương” sử dụng phương thức biểu đạt nào?

 

Phương thức biểu đạt của văn bản ‘‘Ý nghĩa của văn chương’’ là  nghị luận.

 

Tác giả Hoài Thanh sử dụng phương thức nghị luận trong bài nhằm mục đích khẳng định luận điểm của mình rằng: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm và lòng vị tha. Nếu văn chương biến mất trong cuộc sống này thì hẳn đời sống tinh thần của nhân loại sẽ vô cùng nghèo nàn, ảm đạm.

 

Thế nào là phương thức nghị luận  

 

Là dùng ngôn ngữ nhằm cung cấp, giới thiệu, giảng giải những tri thức về một sự vật, hiện tượng nào đó. Nghị luận được hiểu là việc dùng chính những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về những vấn đề mà mình đang nói đến


 

phương thức biểu đạt của văn bản ‘Ý nghĩa văn chương’

Dùng lý lẽ của mình để thuyết phục người khác.

 

Lý lẽ và dẫn chính được coi là bản chất quan trọng  vô cùng quan trọng là linh hồn của nghị luận, để thuyết phục được người khác lắng nghe và bị thuyết phục bởi quan điểm, ý kiến của mình, và để làm được điều này đòi hỏi người nói cần phải có lý luận dẫn chứng sắc bén nhất.

 

 Loại văn bản thường xuất hiện phương thức biểu đạt nghị luận chính là: văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống, nghị luận về một tư tưởng đạo lý.

Đặc điểm nhận diện: 

  • - Luận đề

  • - Luận điểm

  • - Luận cứ

  • - Lập luận

Ngoài ra đặc điểm nhận diện phương thức nghị luận phải kể đến nữa là: có vấn đề bàn luận, có quan điểm của người viết. 

Nghị luận thường đi liền với các thao tác phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận: 

  • Bao gồm luận điểm, lí lẽ dẫn chứng

  • Bố cục chặt chẽ, lập luận thuyết phục

  • Tranh luận về 1 vấn đề chính trị, văn hóa, xã hội

 

Văn nghị luận được coi như là một dạng văn mà trong đó người viết sẽ dùng chính các lý  lẽ làm dẫn chứng để lập luận chỉ ra các điểm nhấn, luận điểm nhằm chỉ ra cho người đọc, người nghe thấy được điểm mấu chốt, tư tưởng và quan điểm của các tác về một vấn đề, nào đó mà tác giả đang muốn hướng đến.

 

Hiện nay, chủ yếu các bài văn nghị luận thường tập trung vào những vấn đề nóng đang được quan tâm, chú ý trong xã hội hiện nay như các vấn đề có tính giáo dục cao, phát triển nhân cách con người. 

 

Thông qua quá trình nhận định, đánh giá vấn đề xã hội giúp người học có thêm sự hiểu biết, vốn sống và lối suy nghĩ tích cực hơn, từ đó hướng đến những nhận thức đúng đắn về mọi vấn đề trong xã hội. Vì vậy văn học nghị luận là dạng văn có tính cộng đồng cũng như tính giáo dục cao.

 

phương thức biểu đạt của văn bản ‘Ý nghĩa văn chương’

Phân loại các loại văn nghị luận

 

  • Các đặc điểm của văn nghị luận: 

  • Văn nghị luận được viết ra với mục đích chính là giúp cho người đọc, người nghe bị thuyết phục, đồng tình và nắm bắt được vấn đề đang nói đến để có thể cùng bàn luận với người viết hoặc người nói.

  • Thường thì các bài viết bao gồm các luận điểm, luận cứ và những dẫn chính rõ ràng. Có thể hiểu luận điểm là những ý kiến được tác giả nêu ra nhằm thể hiện tư tưởng, quan điểm, nhận xét mang tính cá nhân được rút ra từ tác phẩm, từ vấn đề mà người viết nhận thấy. Hay hiểu theo các khác thì luận điểm chính là những kết luận sau những ý lớn, trong các tác phẩm thì luận điểm thường được chia ra thành luận điểm xuất phát, luận điểm chính, luận điểm khai triển và luận điểm kết luận sao cho phù hợp với nội dung mà tác giả đang muốn hướng đến.

 

Ví dụ  

"Trường học của chúng ta là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về mọi mặt, trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân phong kiến.

Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa” 

(Hồ Chí Minh – Về vấn đề giáo dục)

 

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

 

 Đáp án: Nghị luận.

 

Tham khảo thêm các văn bản trong chương trình học văn cấp 2 như các văn bản: Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng), Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh).... Đây đều là các tác phẩm điển hình trong việc sử dụng phương thức nghị luận.

 

Việc sử dụng phương thức nghị luận trong bài khiến cho văn bản trở nên chặt chẽ,xác đáng, thuyết phục được người đọc, người nghe. Hy vọng với những thông tin hữu ích từ bài viết trên đã giải đáp được câu hỏi phương thức biểu đạt của văn bản ‘Ý nghĩa văn chương’ cho các bạn . Chúc các quý vị độc giả học tập tập thật tốt .

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !