[Lời giải] Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua ? Lý thuyết dòng mạch gỗ (Sinh Học 11)

Có bao giờ các bạn nhìn 1 chiếc cây cao lớn, rồi tự hỏi: cây cao như này sao nó nuôi cây được tận trên ngọn nhỉ? Để trả lời câu hỏi đó, trong bài viết này Studytienganh.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu nước được vận chuyển ở thân cây chủ yếu qua đâu và cùng tìm hiểu những kiến thức về lý thuyết dòng mạch gỗ nhé!

 

1. Câu hỏi: Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua đâu và giải thích

 

A. Từ mạch rây sang mạch gỗ.

B. Qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.

C. Từ mạch gỗ sang mạch rây.

D. Qua mạch gỗ

Để trả lời cho câu hỏi nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua đâu:

 

Thì câu trả lời đó là D: nước được vận chuyển ở thân cây qua mạch gỗ.

 

nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

( Hình ảnh minh họa nước được vận chuyển ở thân qua mạch gỗ )

 

Dòng mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng từ đất vào mạch gỗ của rễ và tiếp tục dâng lên theo mạch gỗ trong thân cây để mang đến lá, hoa và các phần khác của cây. 

 

Đặc điểm của dòng mạch gỗ đó là vận chuyển ngược chiều trọng lực và có lực cản thấp.

Dòng mạch gỗ hay còn gọi là dòng đi lên, nó vận chuyển nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch gỗ của rễ rồi tiếp tục vận chuyển lên theo mạch gỗ trong thân để lan tỏa đến những bộ phận của cây như lá và những phần khác của cây.

 

2. Các lý thuyết dòng mạch gỗ sinh học lớp 11

 

Cấu tạo của mạch gỗ

Trong thân cây bao gồm có mạch gỗ, gồm các tế bào chết. Mạch gỗ gồm có 2 loại là quản bào và mạch ống.

 

nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

( Hình ảnh cấu tạo của mạch gỗ )

 

 

- Hình thái cấu tạo của mạch gỗ.

 

  •    + Quản bào là các tế bào hình dài, xếp thành hàng thẳng đứng và sắp xếp gối đan xen lên nhau
  •    + Mạch ống là các tế bào dạng ngắn, có vách hai đầu đục lỗ.

 

- Đặc điểm cấu tạo của mạch gỗ

 

   + Vách sơ cấp của mạch  mỏng và thủng lỗ giúp dòng chất được vận chuyển qua các tế bào dễ dàng thẩm thấu.

 

   + Vách thứ cấp được hóa tạo cho mạch gỗ có độ bền chắc và chịu được nước.

 

- Cách sắp xếp của quản bào và mạch ống.

 

   + Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách là:  đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia tạo thành những ống dài từ rễ lên lá.

 

   + Các tế bào khác loại nối với nhau theo cách là: lỗ bên của tế bào này sít khớp với lỗ bên của tế bào khác tạo lối đi cho dòng vận chuyển ngang.

 

 Thành phần của dịch mạch gỗ

Dịch mạch gỗ bao gồm chủ yếu là nước, ion khoáng, ngoài ra còn có các chất hữu cơ như axit amin, amit, vitamin, hoocmon như xitôkinin, ancaloit... được tổng hợp ở rễ cây trước khi được vận chuyển.

 

3. Động lực đẩy của dòng mạch gỗ 

Các bạn có tự hỏi làm thế nào mà dòng mạch gỗ di chuyển được theo chiều ngược với chiều trọng lực từ rễ lên đỉnh của những cây gỗ cao hay chưa? Điều đó có thể làm được là nhờ 3 lực:

 

nước được vận chuyển ở thân chủ yếu

( Hình ảnh động lực đẩy của dòng mạch gỗ )

 

Lực đẩy - áp suất rễ:

Sự trao đổi chất của rễ cây đã tạo ra các chất làm tăng nồng độ trong tế bào do đó làm tăng sự hút nước từ đó tạo nên áp suất rễ. 

 

Hơn nữa, hiện tượng ứ giọt và rỉ nhựa trên thân cây đều do áp suất rễ gây nên.

 

Lực hút do thoát hơi nước ở lá

Quá trình thoát hơi nước ở lá cây làm cho nước ở lá luôn bị mất bớt gây ra tình trạng thiếu nước thường xuyên trong tế bào, do đó nó đã tạo nên động lực cho sự hút nước liên tục từ đất vào rễ. Sự thoát hơi nước là động lực chủ yếu của sự hút nước vào rễ.

 

Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và liên kết với thành mạch gỗ

Nhờ có lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và liên kết với thành mạch gỗ tạo thành cột nước đảm bảo dòng mạch gỗ được vận hành liên tục trong cây.

 

 

Trên đây là lời giải thích cho câu hỏi “nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua đâu” và còn có cả những kiến thức về dòng mạch gỗ sinh học lớp 11 nữa đấy nhé!