Các phương châm hội thoại: có mấy loại và chi tiết từng loại (Ngữ Văn 9)

Trong văn học gồm có những phương châm hội thoại khác nhau! Vậy các bạn hãy cùng Studytienganh.vn tìm hiểu các loại phương châm hội thoại để có thêm những kiến thức mới mẻ và thú vị về văn học cho bản thân nhé!

 

1. Phương châm hội thoại là gì và gồm loại nào

Các phương châm hội thoại là những quy định, quy tắc mà người tham gia hội thoại (người nói và người nghe) phải hiểu rõ và tuân thủ thì cuộc hội thoại đó mới thành công.


các phương châm hội thoại

( Hình ảnh các phương châm hội thoại )

 

Có 5 phương châm hội thoại chính gồm: Phương châm hội thoại về chất, phương châm về lượng, phương châm quan hệ, phương châm cách thức và phương châm lịch sự.

 

2. Tóm tắt các phương châm hội thoại

 

các phương châm hội thoại

( Hình ảnh về phương châm hội thoại )

 

Phương châm về lượng

Phương châm về lượng là khi giao tiếp, người nói cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của giao tiếp, không thừa, không thiếu.

 

Nếu nói thiếu nội dung sẽ làm người nghe không hiểu, khó hiểu và gây hiểu lầm. Nếu nói quá nhiều thì làm người nghe cảm thấy khó chịu, không tập trung nghe câu chuyện của người nói.
 

Phương châm về chất 

Phương châm về chất là khi giao tiếp cần nói đúng sự thật, đừng nói những điều mình không tin là đúng, không có bằng chứng xác thực.

 

Chất là chất lượng về nội dung, dẫn chứng, sự thật và sự am hiểu của người nói về một vấn đề mình phát biểu trong đoạn hội thoại. 

 

Phương châm về chất không nên nói những điều mà mình không biết là đúng hay không, chưa có một cơ sở nào xác thực thông tin trên. 


 

Phương châm quan hệ

Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp chính, tránh nói lạc đề hay đánh trống lảng.

 

Phương châm cách thức

Phương châm cách thức là khi giao tiếp cần nói rõ ràng, rành mạch, tránh cách nói mơ hồ và nội dung không gắn kết và logic với nhau.

 

Phương châm lịch sự

Khi giao tiếp nên nói tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. Tùy từng người mà chúng ta chọn cách xưng hô sao cho phù hợp hay tùy nơi mà âm điệu to hay nhỏ nên điều chỉnh cho phù hợp.

 

Để giao tiếp thành công, cần nắm vững các phương châm hội thoại, tuy nhiên vào những tình huống giao tiếp cụ thể, cần vận dụng phương châm hội thoại cho phù hợp và linh hoạt với từng tình huống. 


 

3. Chi tiết ví dụ từng loại phương châm hội thoại

 

các phương châm hội thoại

( Hình ảnh sơ đồ tư duy phương châm hội thoại )

 

Phương châm về lượng

Ví dụ: 

  • Mẹ: Mấy giờ con đi học thêm ở trung tâm tiếng Anh thế?
  •  
  • Con: Dạ, 8 giờ sáng ạ

 

Các bạn có thể thấy chỉ có 2 câu nói giữa mẹ và con nhưng có nội dung đầy đủ, không thừa, không thiếu và đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ.

 

Phương châm về chất

Ví dụ:

  • Tối hôm qua đội tuyển bóng đá nam Việt Nam đã giành chiến thắng 3 – 0 trước đội bóng đá nam Thái Lan.

 

Ta thấy là kết quả của một trận bóng đá và có kết quả cụ thể nên câu nói này đúng quy định phương châm về chất đề ra.

 

Phương châm quan hệ 

Ví dụ:

  • Bố: Ngày mai, bố đi về thăm ông bà ngoại, con có đi cùng bố không?
  •  
  • Con: Mai con có hẹn với bạn rồi nên không đi với bố được.

 

Trong cuộc trò chuyện này cả người bố và con đều đi thẳng vào đề tài giao tiếp chính mà không lòng vòng. 

 

Phương châm cách thức

Ví dụ:

  • Em đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của bà ấy. 

 

Câu nói này chúng ta không thể biết bà ấy là tác giả hay một độc giả đã nhận định về tác phẩm truyện này. 

 

=> Với cách nói mơ hồ và gây khó hiểu cho người đọc.

 

Phương châm lịch sự

Ví dụ:

  • Lời nói chẳng mất tiền mua 
  • Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

Câu tục ngữ trên có ý nghĩa là trong giao tiếp nên chọn lời hay, ý đẹp làm vừa lòng người khác, không nên nói những lời thô tục để ảnh hưởng đến mối quan hệ đối với mọi người.

 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “các phương châm hội thoại trong văn học” là gì? Các bạn hãy theo dõi thêm những kiến thức về cuộc sống và văn học thêm ở Studytienganh.vn nhé!




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !