Soạn văn 8: Bài cô bé bán diêm (Tóm tắt, Bố cục, Phân tích)

Cô bé bán diêm là một trong những truyện cổ tích đặc sắc nhất của Andersen và được giới thiệu trong chương trình ngữ văn lớp 8. Ở bài viết này, studytienganh sẽ giúp các bạn có thể dễ dàng hiểu được văn bản này triệt để và súc tích nhất, cùng bắt đầu thôi nào!

 

1. Tóm tắt

 

soạn bài cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc

 

 

Đó là một đêm giao thừa lạnh giá. Một bé gái bán diêm nghèo khổ, mẹ mất sớm, đầu trần, chân đất, đói khát và lang thang trong bóng tối. Em không dám về nhà vì sợ bố đánh, vì em không bán được que diêm nào. Cô đốt một que diêm để sưởi ấm nép trong một góc tường. Khi que diêm đầu tiên bùng cháy,, em ngỡ rằng mình đang ngồi trước lò sưởi, vừa duỗi chân ra để sưởi ấm thì nó vụt tắt. Em nhìn thấy một bàn tiệc thịnh soạn qua ánh lửa của que diêm thứ ha. Quẹt que diêm thứ ba, em thấy một cây thông Noel và khi cố vươn tay chạm vào nó que diêm đã bị dập tắt. Đến que diêm thứ tư, điều kỳ diệu đã xảy ra khi em nhìn thấy người bà hiền hậu ấm áp đang dang tay ôm lấy em, mặc dù bà đã chết từ lâu. Sau đó que diêm vụt tắt, em vội thắp sáng tất cả những que diêm còn lại để giữ níu giữ bà. Thế rồi bà đã ôm lấy em và cùng bay lên cao. Sáng hôm sau, một cô gái bán diêm được phát hiện đã chết vì lạnh  nhưng đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười.

 

2. Bố cục

- Phần 1 (từ đầu...cứng đờ ra) : tái hiện lại hoàn cảnh của cô bé bán diêm trong đêm giao thừa.

 

- Phần 2 (tiếp...chầu thượng đế) : sự cách biệt giữa thực tế khắc nghiệt và mộng tưởng hạnh phúc.

 

- Phần 3 (còn lại): cái chết thương tâm của cô bé bán diêm.

 

3. Khái quát về tác giả & tác phẩm

 

soạn bài cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm là một câu chuyện cổ tích nhưng lại phản ánh hiện thực xã hội thời bấy giờ

 

 

- Tác giả: An- đéc- xen (1805- 1875) tên thật là Christian Andersen, là nhà văn nổi tiếng người Đan Mạch.

 

+ Ông là nhà văn có tiếng trong lĩnh vực truyện thiếu nhi. Nhiều câu chuyện của ông dựa trên những câu chuyện cổ tích, một số câu chuyện là do ông tự sáng tác. 

 

+ Ông bắt đầu sự nghiệp sáng tác với một cuốn truyện có tựa đề Những câu chuyện cho trẻ em ở Ý vào năm 1835, và kể từ đó, ông đã liên tục xuất bản những truyện như Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của Hoàng đế, Vịt con xấu xí…

 

+ Phong cách sáng tác giản dị kết hợp giữa trí tưởng tượng và chủ nghĩa hiện thực, những câu truyện ông viết hầu hết dành cho trẻ em.

 

- Tác phẩm được viết vào năm 1845, khi tên tuổi của tác giả đã nổi tiếng khắp thế giới sau hơn 20 năm cầm bút.

 

+ Giá trị nội dung: Qua câu chuyện nhà văn đã gửi đến cho chúng ta một thông điệp ý nghĩa: Cảm thương cho số phận của những đứa trẻ bất hạnh, chúng ta hãy cố gắng vì một tương lai của những đứa trẻ, để chúng trưởng thành và phát triển trong một tuổi thơ tốt đẹp, ấm no, hạnh phúc.

 

+ Nét đặc sắc nghệ thuật: Ngoài cách kể chuyện hấp dẫn và diễn biến tâm lý nhân vật sâu sắc, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản để tạo điểm nhấn về một số phận bất hạnh nhưng luôn cháy bỏng khao khát có một cuộc sống tốt đẹp hơn và những ước mơ lớn lao.

 

4. Một số bài văn mẫu phân tích nhân vật cô bé bán diêm

 

soạn bài cô bé bán diêm

Cô bé bán diêm được xuất bản lần đầu năm 1848

 

 

Câu chuyện Cô bé bán diêm của Andersen gợi lên niềm tiếc thương sâu sắc trước cảnh ngộ nghèo đói và cái chết vô cùng thương tâm của cô bé. Cô ấy mệt mỏi về thể chất và bị tàn phá về mặt tinh thần. Trên đời này không gì đau khổ hơn là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời đông lạnh giá.

 

Khi chứng kiến bộ dạng tiều tụy và thất thần của cô gái nhỏ, lòng ta đau nhói. Có lẽ chúng ta không thể không chạnh lòng trước cảnh một cô bé bơ vơ, trơ trọi giữa mênh mông đêm khuya lạnh cắt da, cắt thịt. Trong khi những người khác đang hạnh phúc quây quần trong ngôi nhà ấm áp bên lò sưởi, đứa trẻ ấy phải tự mình bán diêm mà không ai để ý bởi họ vội vã trở về nhà, vội vã quây quần bên gia đình thân yêu. Cảnh ngộ của cô bé càng khiến trái tim ta càng tan nát hơn vì nó xảy ra vào mỗi đêm giao thừa, khi tất cả niềm vui và sự thỏa mãn tràn ngập trong những ngôi nhà ấm áp.

 

Giá như tất cả những điều mộng ảo đó đều biến thành hiện thực, có lẽ sẽ vui mừng khôn xiết khi “con ngỗng nhảy khỏi đĩa” và mang đến cho em một bữa tối thịnh soạn giúp em vượt qua cơn đói bụng đang cồn cào này. Nhưng ảo ảnh một lần nữa tan biến, và em lại phải đối mặt với "đường vắng, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc hiu hắt" Không những thế, em chứng kiến sự thờ ơ xa xăm của những người qua đường, hình ảnh đối lập được nhà văn phác họa khiến chúng ta nhức nhối trước số phận đứa trẻ tội nghiệp.

 

Và một lần nữa, những que diêm tiếp theo lại sáng lên, cho phép cô bé có những giấc mơ tuyệt vời nhất. Em đã phải tạm biệt thú vui chơi đùa của lũ trẻ trong một thế giới mà từng phút từng giây đều là cuộc chiến kiếm sống. Ánh sáng từ que diêm đã tạo nên một vầng hào quang tuyệt đẹp xung quanh cô bé " Hàng nghìn ngọn nến lung linh lấp lánh trên cành và lá cây thông Noel", như thể mang đến cho cô ấy một thiên đường thời thơ ấu: rất nhiều cây xanh và những bức ảnh sống động, giống như những bức tranh trưng bày trong tủ hàng. Điều trớ trêu khủng khiếp là tất cả những cảnh đẹp tuyệt vời đó em chỉ có thể nhìn thấy chứ không thể chạm vào vì tất cả đều là ảo ảnh, giống như những vì sao trên bầu trời mà tôi không thể chạm tới. Trái tim của chúng ta dường như nghẹt thở khi đọc lời kể của người viết, vì đứa trẻ nhỏ bé đang dần trở nên mệt mỏi và sắp gục ngã trước cái lạnh khủng khiếp của xứ sở bà chúa Tuyết.

 

 

Hy vọng với những kiến thức mà studytienganh chia sẻ trên đây giúp các bạn hiểu rõ hơn về tác phẩm Cô bé bán diêm trong chương trình Ngữ văn lớp 8 này. Chúc các bạn học tập thật tốt! Cảm ơn các bạn đã dành thời gian theo dõi và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của studytienganh!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !