Phenylamoni clorua là gì, tính chất và tác dụng với chất nào ?

Bạn có biết phenylamoni clorua là gì không? Phenylamoni clorua có tính chất và tác dụng với chất nào? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn những thông tin về phenylamoni clorua, cũng như đưa ra các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến muối phenylamoni clorua để giúp các bạn nắm chắc kiến thức, cũng như biết cách vận dụng giải bài tập một cách nhanh và chính xác nhất nhé.

 

1. Phenylamoni clorua là gì

Phenylamoni Clorua là một trong số các muối amoni thường gặp nhất. Amoni là muối của Amoniac ( NH3 ) và một axit có công thức chung ( NH4 )xA

 

 

phenylamoni clorua

 

 

Muối Amoniac rất dễ tan và chúng đều là chất điện ly.

 

Công thức hóa học Phenylamoni Clorua là C6H5NH3Cl.

 

Tên Tiếng Anh: Aniline hydrochloride; C.I.76001; Benzenamine hydrochloride.

 

Nguyên tử / Phân tử khối (g/mol): 129.5874

 

2. Tính chất của Phenylamoni clorua

phenylamoni clorua

 

Tính chất của Phenylamoni clorua

 

 

Phenylamoni Clorua + HCl: Phản ứng hóa học này không xảy ra, vì C6H5NH3Cl không phản ứng với dung dịch HCl

 

Phenylamoni clorua là muối có tính axit nên làm quỳ tím chuyển màu hồng.

 

- Muối Amoni có tính chất muối học như muối:

 

  • Tác dụng với dung dịch axit cho muối mới và axit mới

  •  

  • Tác dụng với dung dịch muối khác tạo hai muối mới bền hơn

 

- Muối Amoni có các tính chất đặc trưng như:

 

  • Tác dụng với dung dịch Bazơ sinh ra muối mới và khí amoniac

  •  

  • Muối amoni dễ bị phân hủy tạo thành NH3 và axit. Trong trường hợp axit có tính oxi hóa mạnh, nó sẽ oxi hóa NH3 thành các sản phẩm khác nhau như khí nito hoặc các oxit nito

 

3. Phản ứng hóa học của Phenylamoni Clorua

Phenylamoni Clorua có phản ứng hóa học với các chất sau:

 

  • Phenylamoni clorua là C6H5NH3Cl có tác dụng được với NaOH với phương trình phản ứng là:

 

C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

 

Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.

 

  • Phenylamoni clorua tác dụng với metylamin:

 

C6H5NH3Cl + CH3NH2  → C6H5NH2 + CH3NH3Cl

 

  • Phenylamoni clorua tác dụng bạc nitrat:

 

C6H5NH3Cl + AgNO3 → C6H5NH3NO3 + AgCl

 

 

Một số bài tập trắc nghiệm hóa học về Phenylamoni clorua

 

Câu 1. Có các phát biểu sau:

 

(1) Muối phenylamoni clorua không tan trong nước.

 

(2) Tất cả các peptit đều có phản ứng màu biure.

 

(3) H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-COOH là một đipeptit.

 

(4) Ở điều kiện thường, CH5N và C2H7N là những chất khí có mùi khai.

 

Số phát biểu đúng là

 

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D.4

 

Câu 2. Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là:

 

A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

 

Câu 3. Chất nào sau đây phản ứng được với dung dịch NaOH loãng

 

A. Phenylamoni clorua

B. anilin

C. Etanol

D. Natri phenolat

 

Câu 4. Để chứng tỏ muối C6H5NH3Cl có trong một bình đựng ta cần dùng các hóa chất là:

 

A. dung dịch Brom.

B. dung dịch NaOH và Br2

C. dung dịch AgNO3, NaOH và Br2.

D. dung dịch AgNO3, Br2

 

Câu 5. Chất không phản ứng với dung dịch HCl là

 

A. Phenylamoni clorua.

B. Anilin.

C. Glyxin.

D. Ala-Gly.

 

Câu 6. Chọn cặp chất không xảy ra phản ứng?

 

A. Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2.

B. Dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch KHSO4.

C. Phenylamoni clorua và dung dịch HCl.

D. Dung dịch C6H5NH3 và dung dịch NaOH.

 

Câu 7. Chất có phản ứng với dung dịch Br2 là

 

A. Ancol benzylic.

B. Alanin.

C. Metylamin.

D. Phenylamoni clorua.

 

Câu 8. Phát biểu nào dưới đây không đúng?

 

A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.

B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.

C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.

D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.

 

Câu 9. Có các dung dịch riêng biệt sau: C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua), NH2 - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, ClNH3 - CH2- COOH, HOOC - CH2 - CH2 - CH(NH2) - COOH, NH2 - CH2 - COONa. Số lượng các dung dịch có pH < 7 là:

 

A. 4

B. 2

C. 5

D. 3

 

Câu 10. Cho các chất sau: Glucozo, phenol, toluen, anilin, fructozo, polietilen, etylfomat, alanin, phenylamoni clorua, triolein. Số chất có khả năng làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường là

 

A. 6.

B. 5.

C. 8.

D. 7.

 

Câu 11. Dung dịch X chứa phenylamoni clorua và mononatri glutamat có cùng nồng độ mol/lít. Cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Y chứa KOH 0,4 và NaOH 0,8M. Để phản ứng tối đa với các chất trong X cần dùng ít nhất 100 ml Y. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng muối khan là

 

A. 14,23 gam

B. 16,25 gam

C. 15,61 gam

D. 21,83 gam

 

Câu 12. Thực hiện các thí nghiệm sau:

 

(a) Dẫn khí CO2 đến dư vào dung dịch natri phenolat.

 

(b) Cho lượng dư toluen vào dung dịch thuốc tím, đun nóng.

 

(c) Cho lượng dư dung dịch HCl vào dung dịch muối mononatri glutamat.

 

(d) Cho lượng dư dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoni clorua đun nóng.

 

(e) Cho chất hữu cơ có công thức C2H7NO3 vào dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được dung dịch chứa một muối là:

 

A. 3

B. 4

C. 2

D. 5

 

Qua bài viết trên đây chắc hẳn các bạn đã có thể hiểu rõ hơn về Phenylamoni clorua là gì, tính chất và tác dụng với chất nào. Mình hy vọng những chia sẻ của mình sẽ thực sự hữu ích đối với các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình và hẹn các bạn ở các bài viết tiếp theo nhé. Chúc các bạn học tập tốt!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !