Thế nào là văn biểu cảm, ví dụ và cách xác định

Bạn đã biết văn biểu cảm là gì chưa? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn định nghĩa, ví dụ và cách xác định văn biểu cảm một cách cụ thể, chi tiết nhất nhé.

 

1. Văn biểu cảm là gì

Văn biểu cảm là loại văn được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống.

 

Đây là một thể loại văn học trong đó người viết vận dụng những yếu tố bộc lộ cảm xúc, tình cảm để thể hiện cách đánh giá, nhìn nhận của mình về con người hay sự vật, hiện tượng nào đó. Qua đó làm dấy lên ở người đọc sự đồng cảm, cảm xúc và suy nghĩ.

 

 

văn biểu cảm là gì

Văn biểu cảm là gì

 

2. Ví dụ về văn biểu cảm

Ví dụ: Bài viết văn biểu cảm của học sinh về mẹ

 

Mẹ luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng tôi và là người mà tôi luôn yêu mến. Mẹ tôi có vóc người nhỏ nhắn và nước da ngăm, đôi mắt hiền từ như biết nói và rạng rỡ nhất lúc mẹ cười. Mẹ vất vả cả cuộc đời cũng chỉ để nuôi hai chị em tôi khôn

 

lớn và chăm sóc cho gia đình. Có đôi lúc tôi làm mẹ buồn phiền, đôi mắt của mẹ cũng buồn rầu theo. Nhưng mẹ không bao giờ trách phạt tôi nặng lời mà luôn giảng giải cho tôi hiểu đâu là đúng đâu là sai. Giọng nói của mẹ nhẹ nhàng như ve vuốt tâm hồn khiến tôi cảm thấy ấm áp vô cùng.

 

Đoạn văn trên thể hiện tình cảm của người con đối với mẹ của mình, có kết hợp với các yếu tố tự sự và miêu tả để gợi nhắc về những kỉ niệm với người mẹ.

 

 

Ví dụ: Văn biểu cảm trong thơ ca

 

“Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy

 

Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu

 

Ngàn dâu xanh ngát một màu

 

Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai?”

 

(Trích Chinh phụ ngâm khúc – Đoàn Thị Điểm)

 

Đoạn trích là nỗi lòng của người chinh phụ – người vợ trẻ có chồng đi chinh chiến và phải vò võ một mình trong buồng cũ chiếu chăn.

 

3. Cách xác định thuộc văn biểu cảm

Các biểu cảm được thể hiện gắn với cảm xúc của chủ thể, của đối tượng. Qua đó thể hiện các cảm xúc gián tiếp hoặc trực tiếp bằng các hình thức khác nhau.

 

  • Biểu cảm trực tiếp nếu chính người nói thể hiện các cảm xúc thông qua gương mặt, cử chỉ, hành động của họ. Mang đến sự chân thực trong cảm xúc đang có của họ gắn với vấn đề đang tồn tại.

  •  

  • Biểu cảm gián tiếp là tất cả các hình thức truyền tải cảm xúc khác. Khi đó, chúng ta có thể thông qua các tác phẩm để nhận định, đánh giá về biểu cảm, cảm xúc của tác giả.

 

Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới.

 

Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến…

 

Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì.

 

Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác (tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận…). Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về văn biểu cảm là gì, ví dụ và cách xác định. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.