Lưu hành nội bộ là gì, có đặc điểm và phân loại như thế nào

Bạn hay nghe đến thuật ngữ lưu hành nội bộ nhưng không biết nó có nghĩa là gì. Với bài viết hôm nay, Studytienganh sẽ chia sẻ đến với bạn khái niệm lưu hành nội bộ là gì. Bên cạnh đó còn cung cấp thêm cho bạn biết những đặc điểm, phân loại của lưu hành nội bộ. 

 

1. Lưu hành nội bộ là gì?

Cho đến hiện nay, lưu hành nội bộ vẫn chưa có một quy định rõ ràng nào khái niệm, nhưng dựa vào thực tế có thể hiểu rằng lưu hành nội bộ là những quy tắc ứng xử và quy chế hoạt động được quy định trong các văn bản thuộc phạm vi của một tổ chức hay cá nhân. 

 

Các quy tắc và quy chế được mang tính bắt buộc nhằm để quản lý, điều hành các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp, để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách có nguyên tắc và thống nhất giữa các cấp. Những quy tắc và quy chế trong những văn bản lưu hành nội bộ thì tùy vào từng tổ chức mà có sự khác biệt, tuy nhiên thì các điều khoản đó đều phải tuân theo pháp luật và không vi phạm vào những điều cấm. 

 

lưu hành nội bộ là gì

Lưu hành nội bộ là gì?

 

2. Đặc điểm của văn bản lưu hành nội bộ

Văn bản lưu hành nội bộ có hai đặc điểm chung sau:

 

2.1/  Văn bản lưu hành nội bộ có tính cơ chế quản lý

Sự quản lý trong văn bản lưu hành nội bộ được thể hiện là sự tương tác qua lại giữa các hình thức quản lý và các biện pháp quản lý với nhau. Văn bản lưu hành nội bộ sẽ tự điều chỉnh các mối quan hệ mang tính ổn định, lâu dài trong suốt quá trình tổ chức, quản lý các hoạt động của doanh nghiệp. Nó có mục đích nhằm thực thi chính sách của doanh nghiệp như chính sách đào tạo nhân viên, tuyển dụng nhân sự, chính sách lương thưởng,...

 

2.2/ Văn bản lưu hành nội bộ mang tính sự vụ

Văn bản lưu hành nội bộ giải quyết các vấn đề phát sinh trong nội bộ của doanh nghiệp, hay tổ chức. Các vấn đề cũng được thể hiện trong các loại văn bản nội bộ khác nhau, có giá trị đối với từng đối tượng cụ thể. 

 

2.3/ Văn bản lưu hành nội bộ không có hiệu lực sử dụng khi ở bên ngoài doanh nghiệp hay tổ chức. 

 

lưu hành nội bộ là gì

Lưu hành nội bộ có những đặc điểm nào?

 

3. Phân loại văn bản lưu hành nội bộ

Các loại văn bản lưu hành nội bộ được sử dụng điển hình như:

 

Điều lệ Doanh nghiệp

Đây là biên bản thỏa thuận giữa những thành viên đối với doanh nghiệp, tổ chức được soạn dựa trên những khuôn chung của luật pháp. Các điều lệ của công ty không được trái với quy định của pháp luật và được đăng ký với các cơ quan có thẩm quyền. Điều lệ Doanh nghiệp là văn bản bắt buộc phải có khi mỗi doanh nghiệp thành lập và nó sẽ tồn tại và kéo dài cùng với sự tồn tại của doanh nghiệp. 

 

Quy chế hoạt động của doanh nghiệp

Quy chế là một văn bản lưu hành nội bộ giúp doanh nghiệp dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc quản lý. Nó được hiểu là những quy ước, chế độ, chính sách, quy định cho một doanh nghiệp, tổ chức có thẩm quyền được ban hành theo trình tự và có hiệu lực trong phạm vi doanh nghiệp đó. Để đảm bảo được tính đồng nhất thì quy chế hoạt động của một doanh nghiệp được lập ra với các quy định rõ ràng và minh bạch ngay từ đầu.

 

Thỏa ước lao động tập thể

Đây là văn bản thỏa thuận giữa đại diện tập thể người lao động và người sử dụng lao động về trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên trong quan hệ lao động. Thỏa ước lao động tập thể cần được gửi cho mỗi bên ký kết và cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc UBND cấp tỉnh. Thỏa ước lao động tập thể thường có thời hạn từ 1 đến 3 năm.

 

Nội quy lao động

Nội quy lao động  được thành lập khi doanh nghiệp có 10 người lao động trở lên, các nội quy không được trái với quy định của pháp luật. Nội dung của nội quy lao động bao gồm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, an toàn vệ sinh lao động,...

 

lưu hành nội bộ là gì

Các loại văn bản lưu hành nội bộ mà bạn nên biết

 

4. Lời kết

Trên đây là tất cả những chia sẻ của Studytienganh về câu hỏi lưu hành nội bộ là gì và các nội dung liên quan đến lưu hành nội bộ. Hy vọng với bài viết trên, bạn sẽ có thêm được những kiến thức mới và sẽ hiểu hơn về lưu hành nội bộ. 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !