Phương thức biểu đạt của bài mẹ tôi

Đọc văn bản ‘‘Mẹ tôi’’ chắc hẳn các độc giả đều cảm thấy cái tài tính của tác giả gói ghém trong đó. Đối mặt với cách hành xử vô lễ của người con, cách giải quyết của người bố lại khiến nhiều người cảm thấy lạ bởi không hề dùng đến đòn roi. Vậy văn bản mẹ tôi thuộc phương thức biểu đạt nào? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Văn bản mẹ tôi được viết theo phương thức nào.

Phương thức biểu đạt có trong văn bản ‘Mẹ tôi’ là phương thức : Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm.

 

II. Thế nào là phương thức tự sự, miêu tả.

 

văn bản mẹ tôi thuộc phương thức biểu đạt nào

Thế nào là phương thức biểu đạt tự sự

 

A, Phương thức Tự sự

Tự sự Là dùng ngôn ngữ để kể các sự việc xảy ra, từ sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng tạo nên kết thúc. Ngoài ra, trong tự sự, sẽ không chỉ chú trọng đến kể mà còn quan tâm đến việc khắc hoạ tính cách nhân vật và nêu lên những nhận thức sâu sắc, về bản chất của con người và cuộc sống.

 

  • Cách nhận biết phương thức tự sự: 

Có cốt truyện: 1 điều bất di bất dịch không thể thiếu trong các văn bản dùng phương thức biểu đạt là tự sự. Cốt truyện được khắc họa nhờ các chi tiết nghệ thuật phong phú, đa dạng, bao gồm : xung đột, chi tiết nội tâm, ngoại hình nhân vật, chi tiết tính cách, có có cả những chi tiết liên tưởng, tưởng tượng, hoang đường mà không nghệ thuật nào tái hiện được.

Tự sự sẽ thường được sử dụng trong truyện, tiểu thuyết, văn xuôi nói chung, đôi khi còn được dùng trong thơ ( khi muốn kể sự việc nào đó ).

 

văn bản mẹ tôi thuộc phương thức biểu đạt nào

Phương thức tự sự trong bài mẹ tôi

 

  1. Nhân vật

Nhân vật trong văn tự sự là người sẽ thực hiện các sự việc . Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,…

 

  1.  Sự việc

Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,… Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

 

  1. Chủ đề

Mỗi câu chuyện đều mang một ý nghĩa nhất định. Ý nghĩa đó được toát lên từ những sự việc, cốt truyện. Mỗi văn bản tự sự thường có một chủ đề; cũng có văn bản có nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính.

 

  1.  Lời văn tự sự

Chủ yếu là kể người, kể việc. 

Khi kể người thì có thể giới thiệu tên, lai lịch, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. 

Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do các hành động ấy đem lại. Đoạn trong văn tự sự thường là đoạn diễn dịch.

 

  1. Thứ tự kể

Thường thì có thể kể các sự việc theo trình tự từ đầu đến hết. Nhưng thường để gây bất ngờ, gây chú ý, hoặc muốn thu hút độc giả thì người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc lên đầu, rồi mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật hồi tưởng lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó

 

  1. Ngôi kể

Người kể chuyện không đứng cố định dưới 1 hình thức, mà xuất hiện dưới dạng nhiều hình thức cùng với những ngôi kể có thể khác nhau. Ngôi thứ nhất hoàn toàn có thể là ngôi kể trong văn tự sự, bộc lộ tâm tư tình cảm, suy nghĩ trực tiếp của nhân vật một cách sâu sắc nhất. Có thể được kể theo ngôi ba, thể hiện sự khách quan đối với câu chuyện được kể. Mặc dù người kể giấu mình nhưng thực chất lại có mặt khắp nơi trong văn bản.

 

  • Thể loại

– Bản tin báo chí

– Bản tường thuật, tường trình

– Tác phẩm văn học nghệ thuật (Truyện, tiểu thuyết)

  • Cấu trúc của một bài văn tự sự gồm ba phần:

 

– Mở bài: Giới  thiệu nhân vật và sự việc chính của câu chuyện.

– Thân bài: Diễn biến sự việc theo một trình tự nhất định, thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.

– Kết bài: Kết thúc câu chuyện, thái độ của người kể.

 

Ví dụ thêm về các văn bản mang phương thức biểu đạt tự sự: ‘’Tấm Cám’’, ‘’ An Dương Vương và Mị Châu Trọng Thủy’’. Đây đều là những văn bản điển hình của việc sử dụng phương thức tự sự. 

 

B,  Miêu tả

 

Miêu tả là dùng ngôn ngữ làm cho người nghe, người đọc có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc như đang hiện ra trước mắt hoặc nhận biết được thế giới nội tâm của con người.

 

Nhờ có phương thức miêu tả khiến cho câu văn trở nên sinh động hơn trong mắt người đọc.Miêu tả không chỉ hướng tới những thứ bên ngoài, mà còn lột tả được thế giới nội tâm bên trong.

 

văn bản mẹ tôi thuộc phương thức biểu đạt nào

Phương thức biểu cảm bài mẹ tôi

 

  • Dấu hiệu nhận biết phương thức miêu tả : Có các câu văn, câu thơ tái hiện lại hình dáng, diện mạo, màu sắc,… của người và sự vật ( tả người, tả cảnh, tả tình,….). Sử dụng nhiều các biện pháp tu từ. Thường hay có những câu văn diễn tả hình dáng bên ngoài và có cả diễn tả nội tâm của con người.

 

  • Thể loại

– Văn tả cảnh, tả người, vật…

– Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự

Ví dụ về phương thức biểu cảm có trong thơ ca :

“Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng

Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi

Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng

Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời”

(Chiều xuân – Anh Thơ )

Ví dụ: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

…Còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy tiếng nước réo gần mãi lại, réo to mãi lên. Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi  nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng  bùng. Tới cái thác rồi. Ngoặt khúc sông lượn, thấy sóng bọt đã trắng xoá cả chân trời đá. Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quảng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước chỗ này.

(Trích Tuỳ bút Người lái đò Sông Đà -Nguyễn Tuân)

Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính?

(Trả lời: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là miêu tả).

 

Ví dụ 2: “ Hắn về lần này trông khác hẳn, mới đầu chẳng ai biết hắn là ai. Trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai con mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc cái quần nái đen với áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết! 

(Chí Phèo– Nam Cao )

Hãy chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong  đoạn văn trên ?

(Trả lời: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là: tự sự, miêu tả)

 

Hy vọng với bài viết trên chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn về phương thức biểu đạt của bài mẹ tôi. Mong rằng điều đó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tập.