[Lời giải] Công của lực điện không phụ thuộc vào ? Lý thuyết công của lực điện

Các bạn có những hỏi như: công của lực điện không phụ thuộc vào cái gì? Vậy các bạn nếu chưa biết câu trả lời thì các bạn hãy đọc thêm những bài viết dưới đây của Studytienganh.vn sẽ giúp các bạn có câu trả lời. Và bên cạnh đó còn có những kiến thức về lý thuyết về công của lực điện vật lý 11 nhé!

 

I. Công của lực điện không phụ thuộc vào cái gì? Có lời giải thích?

 

A .hình dạng của đường đi. 

B. độ lớn điện tích bị dịch chuyển

C. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi

D. cường độ của điện trường.

Đáp án đúng:   A. hình dạng của đường đi. 

 

Giải thích: 

Công của lực không phụ thuộc vào hình dạng đường đi mà nó chỉ phụ thuộc vào khoảng cách điểm đầu và điểm cuối của đường đi.

 

II. Lý thuyết công của lực điện

 

1. Công của lực điện

a. Lực điện tác dụng lên điện tích trong điện trường đều

Đối với trường hợp này, đặc điểm của lực điện tác dụng lên điện tích sẽ có dạng dưới đây:


công của lực điện không phụ thuộc vào

(Hình ảnh công của lực điện trường)

 

Đặc điểm của lực điện tác dụng lên một điện tích đặt trong một điện trường đều.

 

- Đặt điện tích q dương (q > 0) tại một điểm M trong điện trường đều , nó sẽ chịu tác dụng của một lực điện 

 

- Lực F là không đổi thì từ đó ta có:  phương song song với các đường sức điện; chiều hướng từ bản dương sang bản âm và độ lớn là F = q.E.

 

Từ đó ta có kết luận: Lực F là lực không bị biến đổi

 

b. Công của lực điện trong điện trường đều trong vật lý

Trường hợp này được mô tả qua hình ảnh dưới đây:

 

công của lực điện không phụ thuộc vào

(Hình ảnh điện trường đều trong vật lý)

 

Điện tích Q di chuyển theo đường  thẳng MN, làm với các đường sức điện một góc α, với MN = s

 

Ta có công của lực điện:

 

Với F = qE và cosα = d thì:

 

A­MN = qEd               

 

Trong đó, α  là góc giữa lực F và độ dời s, d là hình chiếu của độ dời s, trên một đơn bị đường sức điện.

 

  •  + Nếu α < 900 thì cosα > 0,  từ đó d > 0 và AMN > 0.
  •  + Nếu α > 900 thì cosα < 0, từ đó d < 0 và AMN < 0.

 

 Điện tích q di chuyển theo đường gấp khúc MPN. Tương tự như trên, ta có:

 

  • AMPN = Fs1.cosα1 + Fs2cosα2
  • Với s1.cosα1 + s2cosα2 = d, ta lại có AMPN  = qEd

 

Trong đó, d = MH là khoảng cách của hình chiếu từ điểm đầu đến hình chiếu của điểm cuối của đường đi trên một đường sức điện.

 

Từ đó cho ra kết quả có thể mở rộng cho các trường hợp đường đi từ M đến N là một đường gấp khúc hoặc đường cong.

 

 

2.Thế năng của một điện tích trong điện trường

 

Thế năng của một điện tích trong điện trường đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích lên chính điểm đó.

 

Điện trường đều: chọn mốc thế năng là chiều âm thì thế năng A = qEd = WM. Trong đó d là khoảng cách từ M đến thanh âm.

 

công của lực điện không phụ thuộc vào

(Hình ảnh công dịch chuyển trong thế năng)

 

Với trường hợp điện trường do nhiều điện tích gây ra, thì bạn chọn mốc thế năng ở mức vô cùng:

 

Sự phụ thuộc của thế năng WM vào điện tích q thì ta có công thức: AM = WM = VM.q

 

Đó là thế năng của một điện tích điểm q đặt tại điểm M trong điện trường.

 

Công của lực điện và độ giảm thế năng của điện tích trong điện trường:

Khi một điện tích q di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công lực điện trường tác dụng lên điện tích sẽ bằng độ giảm thế năng của điện tích q trong điện trường.

 

Ta có công thức sau: AN = WM - WN


 

II. Một số kỹ năng giải bài tập vật lý cần thiết.

 

Với bài cần áp dụng công thức tính công là: A = q.E.d

 

Thực hiện chính xác việc xác định d: 

 

Nếu vật chuyển động cùng chiều vectơ cường độ điện trường thì d > 0.

Nếu vật chuyển động ngược chiều vectơ cường độ điện trường thì d < 0.

 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi công của lực điện không phụ thuộc vào cái gì? Và còn có cả những kiến thức liên quan đến lý thuyết về công của lực điện vật lý 11. Chúc các bạn có một buổi học thú vị và hiệu quả cùng Studytienganh.vn nhé!



 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !