Cách viết mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi hay nhất dành cho học sinh 

Một bản kiểm điểm nhận lỗi chuẩn theo mẫu là như thế nào? Những trường hợp phải viết bản kiểm điểm và một số mẫu sẵn bản kiểm điểm nhận lỗi sẽ được studytienganh trình bày ngay sau đây! Mời các bạn cùng xem và tham khảo.

 

1. Cách viết bản kiểm điểm nhận lỗi chuẩn

Bản kiểm điểm nhận lỗi là gì?

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

Bản kiểm điểm nhận lỗi được sử dụng như một biện pháp răn đe với những học sinh vi phạm nội quy trường lớp

 

 

Bản kiểm điểm nhận lỗi là một bản tường trình về hành vi vi phạm và nhận lỗi cũng như lời hứa sửa đổi, cam kết không tái phạm, được phụ huynh ký tên và giao cho ban giám hiệu để đánh giá và giải quyết.

 

Tạo sao cần viết bản kiểm điểm nhận lỗi?

Chắc hẳn ít nhất một lần trong đời, ai trong số chúng ta đều đã phải nộp bản kiểm điểm nhận lỗi vì đã làm điều gì đó sai trái ở trường, chẳng hạn như đánh nhau, bỏ học mà không có lý do, nói xấu giáo viên hoặc làm bất cứ điều gì không đúng.

 

Bản kiểm điểm nhận lỗi như là một phương thức cho phép bạn nhìn nhận lại những sai lầm, cũng như xác định các lỗi sai để có thể khắc phục, cố gắng học tập tốt hơn và cải thiện đạo đức của mình.

 

Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi là một trong những mẫu bản kiểm điểm thường được sử dụng để học sinh, sinh viên tự kiểm điểm bản thân cũng như những hành vi vi phạm trái với kỷ luật của trường lớp.

 

Vậy viết mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi như thế nào cho đúng? Hãy cùng studytienganh tìm hiểu ngay sau đây!

 

Cách ghi bản kiểm điểm nhận lỗi đúng chuẩn

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

Bản kiểm điểm nhận lỗi chuẩn phải đầy đủ Quốc hiệu, quốc ngữ và Tiêu ngữ

 

 

- Quốc hiệu, quốc ngữ: Ghi bằng chữ in hoa to rõ và trình bày cân đối giữa trang giấy

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

- Ghi rõ địa điểm, ngày tháng viết bản kiểm điểm:  ........, ngày … tháng … năm

 

Ví dụ: Hòa Bình, ngày 15 tháng 6 năm 2022

 

 

- Tiêu ngữ: Viết chữ in hoa trình bày giữa trang giấy.

 

Ví dụ:

BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM

 

 

- Phần "Kính gửi": cần nêu rõ gửi ai, thầy cô hay ban giám hiệu.

 

Ví dụ:

            Kính gửi: Ban giám hiệu trường THPT Phùng Khắc Khoan.

 

 

- Tiếp theo cần ghi rõ họ tên người viết bản kiểm điểm nhận lỗi, học lớp nào.

 

Ví dụ:  Em tên là: Nguyễn Thị D, học sinh lớp: 9C.

 

 

- Tiếp theo là tường thuật chi tiết về ưu khuyết điểm, những lỗi đã mắc phải cũng như những thành tựu đã đạt được trong học kỳ (năm học) vừa qua. 

 

Ví dụ: Những lỗi cơ bản ở trường trong lớp bao gồm nói chuyện riêng trong giờ, đến lớp muộn, quên bài và nhiều lý do khác như không tuân theo nội quy, đồng phục không phù hợp và kết quả học tập không tốt.

 

 

- Sau đó, học sinh tự phân loại hạnh kiểm của mình cùng với ý kiến cá nhân chi tiết nhất sau khi tự đánh giá về mọi hoạt động, phong trào, học tập và các mối quan tâm khác.

 

 

- Cuối cùng là chữ ký của người lập bản tự kiểm điểm và chữ ký của phụ huynh.

 

 

2. Một số mẫu sẵn bản kiểm điểm nhận lỗi

  • Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi số 1:

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

 

 

  • Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi số 2:

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗimẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

 

 

  • Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi số 3:

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

 

 

  • Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi số 4:

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

 

 

  • Mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi số 5:

 

mẫu bản kiểm điểm nhận lỗi

 

 

Như vậy, studytienganh đã giới thiệu đến các bạn cách viết bản kiểm điểm tự nhận lỗi chuẩn và những bản kiểm điểm mẫu chuẩn.Những lần bị phạt bản kiểm điểm tuy có thể coi là những kỷ niệm vui trong đời học sinh nhưng các bạn đừng quá coi nhẹ việc này mà hãy cố gắng tuân thủ nội quy của trường lớp nhé!

 

Đừng quên theo dõi studytienganh để biết thêm nhiều điều thú vị. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết khác của studytienganh!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !