Nói quá là gì, ví dụ và tác dụng của biện pháp Nói quá

Chắc hẳn các bạn đã làm quen và đã học nhiều biện pháp tu từ quen thuộc như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa, hoán dụ, chơi chữ…Trong các tác phẩm văn học hoặc trong đời sống ngày chắc chắn chúng ta thường bắt gặp việc sử dụng nói quá. Vậy biện pháp nói quá là gì? Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ với các bạn một phép tu từ nói quá, tác dụng của biện pháp nói và các ví dụ về biện pháp tu từ này một cách chi tiết nhất nhé.

 

1. Nói quá là gì

Có rất nhiều khái niệm về nói quá, về cơ bản tất cả đều đúng nhưng nên dựa vào sách giáo khoa có tính chuẩn xác cao nhất. Theo sách giáo khoa Văn 8.

 

Nói quá là một biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất sự việc, hiện thường với mục đích chính là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn, tăng sức biểu cảm cho diễn đạt. 


 

nói quá là gì

Nói quá là gì?

 

2. Tác dụng của biện pháp nói quá

 

nói quá là gì

Tác dụng của biện pháp nói quá

 

 

Tác dụng của biện pháp nói quá đó là khi chúng ta sử dụng biện pháp nói quá trong câu văn nhằm nhấn mạnh và tạo được ấn tượng. Không những vậy còn tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Chúng sử dụng những khẩu ngữ hay nói hàng ngày như: tức sôi máu, mệt đứt hơi, lo sốt vó,…

 

Trong các bài ca dao, anh hùng ca thường sử dụng khá nhiều biện pháp nói quá.

 

Ngoài ra, nói quá là phép tu từ thường dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng sức biểu cảm. Nói quá sử dụng trong khẩu ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi…Không chỉ vậy phép tu từ nói quá còn dùng trong các tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca.

 

3. Ví dụ

Một vài ví dụ về nói quá các bạn có thể tham khảo chẳng hạn như:

 

 

nói quá là gì

 

 

Ví dụ 1:

  • Bài lý khó quá nghĩ nát óc mà không ra đáp án

  •  

  • Cô gái ấy có một vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành

  •  

  • Gần đến kì thi cuối kì, Minh lo sốt vó

  •  

  • Bị thất tình, Linh khóc như mưa

 

Phân tích:

 

Bài toán khó quá nghĩ nát óc mà không ra.

 

=> “Nghĩ nát óc” là phép nói quá.

 

Cô gái có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

 

=> “nghiêng nước nghiêng thành” là phép nói quá.

 

Gần tới kì thi cuối kỳ, Nam lo sốt vó.

 

=> “lo sốt vó” phép nói quá.

 

Bị điểm kém, Hà khóc như mưa.

 

“khóc như mưa” phép nói quá diễn tả khóc nhiều.

 

 

Ví dụ 2:

  • Khỏe như voi: Sử dụng phép nói quá để nói về sức người. Tuy nhiên sử dụng trong trường hợp này khá hợp lý
  •  
  • Nhanh như cắt: Nói quá được sử dụng ở câu này nhằm nhấn mạnh việc thực hiện hành động rất nhanh

 

Ví dụ 3:

  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
  •  
  • Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

 

Câu ca dao nói về thời tiết 2 mùa hè và mùa đông ở Việt Nam. Đây là cách nói quá nhằm tăng sức biểu cảm cho người đọc. Nếu hiểu theo nghĩa thực thì câu ca dao này được hiểu là đêm tháng năm trời nhanh sáng hơn so với các tháng khác và tháng mười thì trời nhanh tối hơn các tháng mùa hè.

 

Nói quá còn có các tên gọi khác như cách nói khoa trương, thậm xuân, phóng đại, cường điệu.

 

 

Ví dụ 4: Tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong các ví dụ sau

 

a) Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người sỏi đá cũng thành cơm

 

b) Anh cứ yên tâm đi, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận chân trời.

 

c) Cái cụ bá thét ra ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước

 

Đáp án:

 

Câu a) Biện pháp nói quá là cụm từ “ sỏi đá cũng thành cơm” có ý nghĩa là niềm tin vào bàn tay lao động, chỉ cần có sức khỏe, ý chí và niềm tin vào chính mình thì mọi việc đều có thể thành công.

 

Câu b) Cụm từ “ đi lên đến tận trời được ” sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Ý nghĩa là vết thương này chẳn có nghĩa lý gì.

 

Câu c)  Cụm từ mô tả phép nói quá là “ thét ra lửa” có nghĩa là nói những người có uy quyền, địa vị trong xã hội.

 

 

Ví dụ 5: Tìm và nêu ý nghĩa của phép nói quá trong những câu sau:

 

a) Bàn tay ta làm nên tất cả.

 

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

 

b) Anh cứ yên tâm, vết thương chỉ sướt da thôi. Từ giờ đến sáng em có thể đi lên đến tận trời được.

 

c) Cái cụ bá thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào nhà xơi nước.

 

Phép nói quá trong các câu trên là:

 

a) “sỏi đá cũng thành cơm” với ý nghĩa nhấn mạnh là niềm tin vào bàn tay lao động. Có lao động, có làm việc thì chúng ta mới có thể phát triển hơn trong công việc và cuộc sống.

 

b) “đi lên đến tận trời được” với ý nghĩa thông báo với người nghe không cần bận tâm đến vết thương đó.

 

c) “thét ra lửa” với ý nghĩa nhấn mạnh vào tính cách nhân vật. Cụ bá là kẻ có quyền uy, hống hách.

 

 

Trên đây là tất cả các kiến thức về tác dụng biện pháp nói quá, nói quá là gì. Bên cạnh đó là một số bài tập về chúng. Hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về biện pháp tu từ này. Chúc các bạn học tập thật tốt!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !