Vẽ sơ đồ tư duy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ dễ nhớ nhất

“Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm Ngữ văn 11, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ Dạ dễ nhớ với đầy đủ các nội dung. Hãy cùng theo dõi nhé!”

 

Một số mẫu sơ đồ tư duy bài Đây Thôn Vĩ Dạ

 

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

( Đây Thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)

 

Sơ đồ tư duy đây thôn vĩ dạ

Mẫu sơ đồ tư duy Đây Thôn Vĩ Dạ dễ nhớ

 

 

Sơ đồ tư duy đây thôn vĩ dạ

Mẫu sơ đồ tư duy Đây Thôn Vĩ Dạ chi tiết

 

 

Sơ đồ tư duy đây thôn vĩ dạ

Mẫu sơ đồ tư duy Đây Thôn Vĩ Dạ đẹp mắt

 

Tóm tắt tác phẩm và phân tích Đây Thôn Vĩ Dạ

 

Bài thơ được mở đầu bằng câu hỏi hay chính là lời mời gọi trở về thăm lại thôn Vĩ. Thôn Vĩ  hiện lên với thiên nhiên tươi đẹp của ngày mới với nắng hàng cau, nắng mới lên, vườn xanh như ngọc. Con người hiện lên với khuôn mặt chữ điền tượng trưng cho phẩm chất thật thà đáng mến. Cảnh và người hòa quyện tạo nên bức tranh thôn Vĩ hài hòa, thơ mộng. Đoạn hai thiên nhiên hiện lên rời rạc, chia lìa, tan tác với hình ảnh của gió, mây, dòng nước, thuyền, trăng. Thiên nhiên góp phần diễn tả tâm trạng lo lắng của nhà thơ. Đoạn cuối là tâm trạng nghi ngờ về tình cảm của con người, ẩn sau là niềm khát khao sống và khát khao tình người.

 

Giá trị nội dung:

- Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ bên dòng sông Hương êm đềm, thơ mộng được khắc họa lại trong trí tưởng tượng của người ở nơi xa đang hướng về xứ Huế với biết bao yêu thương, khao khát, hy vọng.

- Bài thơ chính là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

 

Giá trị nghệ thuật:

- Trí tưởng tượng phong phú.

- Nghệ thuật so sánh, nhân hóa, thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ.

- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo.

- Bút pháp của bài thơ có sự hòa điệu tả thực, tượng trưng, lãng mạn, trữ tình.

 

Khái quát tác giả

 

- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940) tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí

- Ông sinh ra trong một gia đình trí thức nghèo theo đạo thiên chúa, từng làm công chức ở Bình Định sau ra Sài Gòn làm báo

- Năm 1936, mắc bệnh phong, ông về Quy Nhơn chữa bệnh và mất ở trại phong Quy Hòa

 

- Các tác phẩm chính:

  + Thơ: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,Cẩm châu duyên

  + Kịch thơ: Duyên kỳ ngộ, Quần tiên hội

  + Thơ văn xuôi: Chơi giữa mùa trăng

 

- Phong cách nghệ thuật:

 + Một tâm hồn thiết tha yêu cuộc sống, yêu thiên cảnh, yêu con người đến khát khao, cháy bỏng; một khát vọng sống mãnh liệt đến đau đớn tột cùng. Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời. Nhưng dù được viết theo khuynh hướng nào, thơ Hàn Mặc Tử vẫn là những vần thơ trong sáng, lung linh, huyền ảo, có một ma lực với sức cuốn hút diệu kì đối với người yêu thơ Hàn Mặc Tử.

+ Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ tiên phong trong việc cách tân thi pháp của phong trào Thơ mới. Thế giới nghệ thuật trong thơ Hàn Mặc Tử là một thế giới đa dạng, nhiều sắc màu. Hàn Mặc Tử đã đưa vào Thơ mới những sáng tạo độc đáo, những hình tượng ngôn từ đầy ấn tượng, gợi cảm giác liên tưởng và suy tưởng phong phú. Ngòi bút pháp lãng mạn, nhà thơ còn sử dụng bút pháp tượng trưng và yếu tố siêu thực.

+ Tâm hồn thơ ông đã thăng hoa thành những vần thơ tuyệt diệu, chẳng những gợi cho ta niềm thương cảm còn đem đến cho ta những cảm xúc thẩm mĩ kì thú và niềm tự hào về sức sáng tạo của con người.

 

Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Đây thôn Vĩ Dạ sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ.

 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !