Tất cả công thức tính thể tích của các loại hình

Thể tích là một trong những số đo quan trọng nhất của một hình hộp không gian và nó có ý nghĩa ứng dụng cao trong thực tế. Tất cả công thức tính thể tích của các loại hình đều đưa ra kết quả là số dung tích mà nó chiếm trong không gian. Cùng xem công thức tính cụ thể qua những ví dụ sau đây của studytienganh nhé!

1.Tất cả công thức tính thể tính của tất cả các hình

Để tính thể tích của một hình cần dựa vào các yếu tố chiều rộng, chiều dài của mặt đáy, chiều cao của cả hình. Đơn vị để đo thể tích tiêu chuẩn là m3, hoặc trong các số đo lớn nhỏ hơn để quy đổi ra cm3, dm3, ……

 

  • Thể tích hình lập phương

Hình lập phương có tất cả 6 mặt đều là hình vuông số đo như nhau. Thể tích của hình lập phương là độ dài một cạnh mũ 3.

 

V= s^3 = s*s*s

 

Trong đó:    V là thể tích của hình
                    s: độ dài một cạnh của hình đó

công thức tính thể tích

Công thức tính thể tích của hình lập phương

 

  • Thể tích hình hộp chữ nhật

Hình hộp chữ nhật là dạng bao quát hơn của hình lập phương, có các mặt là hình chữ nhật. Thể tích bằng tích của chiều dài, chiều rộng và chiều cao.

 

V= r*d*c

 

Trong đó: r chiều rộng mặt đáy

                d: chiều dài mặt đáy

                 c: chiều cao của hình hộp

 

  • Thể tích hình cầu

Hình cầu là tập hợp các điểm trong không gian ba chiều cách đều một điểm tâm. Thể tích hình cầu bằng bốn phần ba của pi (π) nhân bán kính mũ 3.

 

V= ¾ πr^3

 

 Trong đó: V là thể tích

                  π: (pi) =3,14

                   r: Bán kính của hình cầu

công thức tính thể tích

Công thức tính thể tích hình cầu

 

  • Thể tích hình trụ

Hình trụ là hình học không gian có 2 đáy phẳng là 2 hình trong giống nhau, đường nối tâm vuông góc với hai đáy. Thể tích của một hình trụ bằng pi(π) nhân bình phương bán kính đáy nhân với chiều cao.

 

V=πr^2*h

 

 Trong đó: V là thể tích

                  π: (pi) =3,14

                r: Bán kính của mặt đáy

                 h: Chiều cao của hình trụ

 

  • Thể tích hình chóp

Hình chóp là hình học không gian có đáy là một đa giác (hình vuông, chữ nhật, tam giác,...). Các mặt bên của hình chóp giao nhau tại một điểm cách mặt đáy một khoảng gọi là chiều cao.

Thể tích hình chóp bằng một phần ba của diện tích mặt đáy nhân chiều cao của hình chóp đó.

 

V = ⅓ b*h

 

Trong đó: V là thể tích

                b: Diện tích của mặt đáy

                 h: Chiều cao của hình chóp

 

  • Thể tích hình nón

Hình nón là hình không gian có mặt đáy là hình tròn và tập hợp các đường giao nhau tại một điểm có đường qua tâm và vuông góc tại tâm.

Thể tích của hình nón bằng ⅓ pi(π) nhân bình phương của bán kính nhân với chiều cao.

 

V= ⅓ π*r^2*h

 

Trong đó:     V là thể tích

                     π: (pi) = 3,14

                     h: Chiều cao của hình nón

                     r: Bán kính của hình tròn đáy

công thức tính thể tích

Các thông số cơ bản để tính thể tích của hình nón

 

Trên đây là công thức tính thể tích của các hình không gian cơ bản mà bất cứ ai cũng phải nắm vững. Tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào chúng ta cũng có được các hình học đặc biệt này mà có thể là các hình dạng đặc biệt hơn.

Để tính thể tích của một hình bất kỳ ta tính dựa trên diện tích của mặt đáy nhân chiều cao. Nếu hình có cấu trúc đặc biệt bạn nên phân chia thành nhiều hình để biến đổi về một dáng hình quen thuộc.

 

Qua những chia sẻ trên bài viết này về các công thức tính thể tích của các loại hình hy vọng giúp bạn đọc dễ dàng tổng hợp kiến thức và áp dụng vào thực tế trong quá trình luyện tập. Hãy truy cập studytienganh thường xuyên và cập nhật nhiều hơn các kiến thức bổ ích nhé!




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !