Phản ứng: C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (ancol etylic ra axit axetic)

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O là một phản ứng quan trọng dùng để Điều chế axit axetic từ ancol etylic, đây cũng là phương pháp điều chế axit axetic trong nghiệp phổ biến nhất. Hãy cùng tìm hiểu c2h5oh ra ch3cooh như thế nào trong bài viết dưới đây nhé!

 

Phương trình phản ứng điều chế axit axetic từ ancol etylic

 

 

c2h5oh ra ch3cooh

Phản ứng điều chế axit axetic (hình minh họa)


 

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O

 

Điều kiện phản ứng

 

Điều kiện để phản ứng là: men giấm

 

Cách thực hiện phản ứng

 

Người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng để sản xuất giấm ăn.

 

Giới thiệu về C2H5OH (ancol etylic), CH3COOH (axit axetic)

 

* C2H5OH (ancol etylic)

 

Ancol Etylic là một hợp hữu cơ còn được biết đến với những tên gọi khác như Ethanol, rượu etylic, cồn công nghiệp hay rượu ngũ cốc. Đây là một chất thuộc dãy đồng đẳng ancol, có công thức hóa học là C2H5OH hoặc C2H6O.

 

c2h5oh ra ch3cooh

Cấu tạo phân tử của Ancol Etylic - C2H5OH

 

- Ancol etylic tồn tại ở dạng chất lỏng không màu, có vị thơm đặc trưng

 

- Rất nhẹ, dễ bay hơi và dễ bắt cháy.

 

- C2H5OH tan vô hạn trong nước.

 

- Khối lượng riêng: 0,7936 g/m3 (15oC)

 

- Nhiệt độ sôi: 78,39oC

 

- Hóa rắn ở - 114,15oC

 

- Phần lớn Ancol Etylic sản xuất ra được sử dụng làm dung môi trong ngành công nghiệp nước hoa, dược phẩm, mỹ phẩm, in ấn, sơn, dệt may,...

 

* CH3COOH (axit axetic)

 

Axit axetic có công thức phân tử là CH3COOH là một loại chất lỏng không màu, có vị chua và tan vô hạn trong nước. Dung dịch axit axetic có nồng độ từ 2 - 5% được dùng làm giấm ăn.

 

c2h5oh ra ch3cooh

Axit axetic có công thức phân tử là CH3COOH

 

- Axit axetic là chất lỏng không màu, có vị chua và tan vô hạn trong nước.

 

- Dung dịch axit axetic có nồng độ 2 – 5% được sử dụng để làm giấm ăn trong chế biến thực phẩm.

 

- Khối lượng riêng ở trạng thái lỏng: 1.049 g/cm3 

 

- Nhiệt độ nóng chảy: 16,5 độ C.

 

- Nhiệt độ sôi: 118,2 độ C.

 

Những cách điều chế CH3COOH khác

 

Trong công nghiệp, đi từ Butan là C4H10 

2C4H10 + 3O2 (xúc tác, to) → 4CH3COOH + 2H2O

 

Người ta thường dùng phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng để sản xuất giấm ăn:

CH3CH2OH + O2 → CH3COOH + 2H2O

 

Chú ý: Những hợp chất hữu cơ phân tử chứa nhóm -COOH, có công thức CnH2n+1COOH thì được gọi là axit cacboxylic no đơn chức. Và chúng cũng có tính chất tương tự axit axetic.

 

Bài tập vận dụng (Có đáp án)

 

Câu 1. Số đồng phân axit ứng với công thức C4H8O2 là?

 

Đáp án:

 

Este là este no, đơn chức, mạch hở

 

Các công thức cấu tạo là:

 

HCOOCH2CH2CH3

 

HCOOCH(CH3)-CH3

 

CH3COOCH2CH3

 

CH3CH2COOCH3

 

Vậy có tất cả 4 đồng phân este ứng với công thức phân tử C4H8O2.

 

Câu 2. Dãy số gồm các chất có nhiệt độ sôi tăng dần từ trái qua phải là:

 

A. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.

 

B. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

 

C. CH3CHO, C2H6, C2H5OH, CH3COOH.

 

D. C2H6, CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH.

 

Đáp án:

 

C2H6 và CH3CHO không có liên kết hiđro nên có tos < ancol và axit. Mà phân tử khối của

C2H6 < CH3CHO nên tos của C2H6 < CH3CHO.

 

Liên kết hidro của CH3COOH bền hơn C2H5OH nên tos của CH3COOH > C2H5OH.

 

Như vậy, nhiệt độ sôi của C2H6< CH3CHO < C2H5OH < CH3COOH

 

→ B

 

Câu 3: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: Axit axetic (CH3COOH) , axeton (CH3COCH3), propan (CH3CH2CH3), etanol (C2H5OH)

 

A. CH3COOH > CH3CH2CH3 > CH3COCH3 > C2H5OH

 

B. C2H5OH > CH3COOH >CH3CH2CH3 > CH3COCH3

 

C. CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

 

D. C2H5OH > CH3COCH3 > CH3COOH > CH3CH2CH3

 

Đáp án:

 

Những chất tạo được liên kết H liên phân tử càng bền vững thì có nhiệt độ sôi càng cao:

CH3COOH > C2H5OH > CH3COCH3 > CH3CH2CH3

 

Câu 4: Thực hiện thí nghiệm sau: nhỏ từ từ dung dịch axit axetic vào cốc đựng một mẩu đá vôi. Sau phản ứng có hiện tượng gì xảy ra

 

A. Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, không thấy có khí thoát ra.

 

B. mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

 

C. Mẩu đá vôi tan dần, thấy có khí màu lục nhạt thoát ra.

 

D. mẩu đá vôi không thay đổi do axit axetic yếu hơn axit cacbonic

 

Đáp án:

 

Mẩu đá vôi tan dần do axit axetic mạnh hơn axit cacbonic, thấy có khí không màu thoát ra.

CaCO3 + 2CH3COOH →(CH3COO)2Ca + H2O + CO2    → B

 

Trên đây là tổng hợp một số kiến thức cơ bản về c2h5oh ra ch3cooh và một vài bài tập liên quan. Hy vọng rằng bạn sẽ tự tin học tập môn hóa tốt hơn!