Gợi ý phân tích bài thơ khi con tu hú của Tố Hữu

Khi nhắc đến nhà thơ Tố Hữu, chắc hẳn ai cũng không thể quên “Khi con tu hú”. Đây là một bài thơ nổi tiếng của ông trong những năm tháng bị giam cầm. Nhằm thể hiện cảm xúc khao khát được tự do, với mùa hè rực rỡ tiếng tu hú và tiếng ve kêu. Hãy cùng phân tích bài thơ khi con tu hú dưới đây để hiểu hơn về nỗi lòng của tác giả nhé!

1.Dàn bài phân tích bài thơ khi con tu hú

 

Dưới đây là một số gợi ý về dàn ý phân tích bài thơ khi con tu hú, bạn có thể tham khảo:

 

1. Mở bài: Giới thiệu sơ lược về tác phẩm.

 

2. Thân bài: Gồm 2 luận điểm chính sau:

 

a. Phân tích về bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ:

 

- Âm thanh: “Khi con tu hú gọi bầy” là tín hiệu của mùa hè rực rỡ. Tiếng tu hú gọi bầy tha thiết mang theo hương sắc của mùa hè, tiếng ve ngân rạo rực, hòa cùng tiếng sáo diều vi vu vang vọng cả đất trời. 

- Màu sắc: Màu của lúa chiêm đang chín, bắp rây vàng hạt đầy sân và nắng đào rực rỡ ấm áp.

- Mùi vị: Từ những câu thơ giản đơn nhưng toát lên vị ngọt dịu của lúa chiêm đang dần chín, vị ngọt đậm của trái cây đang vào mùa.

- “Trời xanh càng rộng càng cao” khung cảnh gợi ra cả một bầu trời trong xanh, không một gợn mây, cao vút, tô điểm thêm trên cho bức tranh bình yên, tự do và tràn đầy sức sống.

 

phân tích bài thơ khi con tu hú

Dàn ý phân tích bài thơ khi con tu hú của Tố Hữu

 

=> Ý nghĩa:

- Thể hiện tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất trời tha thiết của nhà thơ.

- Với những hình ảnh thiên nhiên đậm hương sắc đã bộc lộ tấm lòng khao khát tự do, muốn thoát khỏi cảnh tù đày.

- Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng dù đang bị giam cầm trong tù ngục, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời và hướng tới cuộc sống tự do bên ngoài.

 

b. Phân tích về tâm trạng bức bối, đau khổ của nhà thơ trong cảnh tù đày:

 

- Tiếng gọi của tu hú ra riết như đang vẫy gọi người chiến sĩ thoát khỏi cảnh lồng giam tăm tối, trở về với thế giới tự do, hòa cùng với mùa hè sôi động, rực rỡ và tiếp tục chiến đấu.

- Cảm xúc mãnh liệt như muốn phá tan cái lồng giam ngột ngạt ấy của quân thù để trở về với cuộc sống tự do.

- “Ngột làm sao chết uất thôi” câu thơ càng bộc lộ rõ sự phẫn nộ, tức giận và uất hận của nhà thơ trước cảnh bị giam hãm, mất tự do.

- Tiếng tu hú kêu cùng với cái nóng bức của mùa hè càng làm cho cảm xúc ấy càng trở nên rõ nét hơn, thể hiện khao khát được trở về với sự tự do càng thêm cháy bỏng, mạnh mẽ.

 

3. Kết bài: Cảm nhận chung về cả bài thơ của Tố Hữu

 

3.Gợi ý bài phân tích bài thơ khi con tu hú của Tố Hữu

"Khi con tu hú" được nhà thơ Tố Hữu sáng tác vào mùa hè năm 1939 tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), sau khi ông bị thực dân Pháp bắt giam. Bài thơ bộc lộ tâm trạng xốn xang, tức giận và bức bối của người thanh niên cộng sản đang bị giam trong cảnh tù đày cầm tù, khi nghe thấy tiếng chim tu hú kêu như báo hiệu một mùa hè đến đã muốn phá tan xiềng xích trở về với đồng bào, với sự tự do. 

 

Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần

 

Đây là tín hiệu của mùa hè rực rỡ, là sự sống, sinh sôi, nảy nở. Tiếng chim tu hú đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn của người tù trẻ tuổi. Một tiếng chim thôi đã gợi trong tâm hồn của nhà thơ cả một trời thương nhớ về khung cảnh mùa hè rực rỡ, nồng nàn của quê hương.

 

phân tích bài thơ khi con tu hú

Phân tích bài thơ khi con tu hú

 

Mùa hè chính là mùa của lúa chiêm đang chín vàng ruộm, trái cây chín ngọt dần dưới cái nắng vàng óng. Những âm thanh rạo rực của mùa hè hòa cùng hình ảnh tươi mới, tràn đầy sức sống đã hiện lên biết bao kỷ niệm trong kí ức của tác giả:

 

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

 

Ôi tiếng ve kêu râm ran! Tiếng ve ngân dài suốt thời thơ ấu, suốt cả một thời học trò, làm sao quên được! Tiếng ve khiến nhà thơ gợi nhớ về những khu vườn râm mát bóng cây, những sân phơi đầy ắp nắng đào. Xa xa, tiếng chim tu hú lảnh lót ngân vang, tiếng ve trong vòm lá.

 

Hòa cùng bầu trời cao vút, rộng lớn là những cánh diều bay lượn trên không chung, tiếng sáo vi vu trong gió... Phải gắn bó, yêu mến quê hương sâu đậm đến độ nào thì tác giả mới hình dung ra một bức tranh đặc sắc và rực rỡ của mùa hè xứ Huế đến như vậy. 

 

Tiếng chim tu hú kêu gọi bầy đàn như báo hiệu một khởi đầu mới và bắt nhịp cho mùa hè rộn ràng âm thanh, rực rỡ màu sắc và ngọt ngào hương vị... Đoạn thơ bộc lộ rõ những cảm nhận tinh tế và khát vọng cháy bỏng mong muốn được tự do của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm, mất tự do.

 

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

 

Dường như sức nóng của mùa hè đang rừng rực cháy trong tâm hồn của người thanh niên yêu nước. Sức sống mãnh liệt của mùa hè giống như sức sống mãnh liệt của tuổi trẻ với bao nhiêu khát khao, lý tưởng cách mạng, khát khao sống, khát khao cống hiến cho dân, cho nước. Tiếng chim tu hú thôi thúc cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng, bên ngoài là tự do, phóng khoáng, còn nơi tác giả ở thì tù túng, bức bối:

 

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

 

Tâm trạng uất ức đã thốt lên thành lời thơ thống thiết với niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát ra khỏi cảnh tù đày, trở về với quê hương, với đồng bào, với bạn bè và cuộc sống tự do bên ngoài.

 

Trong hoàn cảnh thời khắc ấy người cộng sản phải tự mình đấu tranh để làm chủ, vượt qua những đắng cay, nghiệt ngã, uất hận, nuôi dưỡng ý chí, giữ vững khí tiết và tinh thần để đấu tranh cho cách mạng.

 

Bài thơ "Khi con tu hú" như nói lên tiếng lòng của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi. Dù đang phải sống trong cảnh lao tù nhưng vẫn tràn đầy sức sống, niềm tin, khao khát được trở về tự do, chan chứa tình yêu cuộc sống.

 

Hy vọng bài viết trên sẽ hữu ích đối với người đọc, hãy cùng đặt bút viết và thể hiện cảm xúc cho bài văn của mình nhé!


 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !