Cách viết lại câu với Wish trong câu Tiếng Anh

Với những ai đã từng tiếp xúc với tiếng Anh, chắc hẳn ít hay nhiều cũng đều biết đến cấu trúc “wish”. Bởi lẽ đây là một trong những chủ điểm ngữ pháp vô cùng phổ biến, không chỉ xuất hiện trong đề thi, bài tập mà còn trong giao tiếp hàng ngày. Vậy khi dùng cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh này bạn đã biết cách dùng phù hợp và chính xác nhất chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về cấu trúc “wish” và cách viết lại câu với “wish” qua bài viết sau đây nhé!

 

I. Cấu trúc Wish ở hiện tại

 

1. Cách dùng

 

Cấu trúc Wish có thể được sử dụng để thể hiện mong ước một điều gì đó không có thật ở hiện tại hoặc giả định một điều mà trái ngược so với thực tế. Cách sử dụng này tương tự với cấu trúc câu điều kiện loại II.

 

2. Công thức

 

Dạng khẳng định wish: 

S + wish(es) + (that) + S + V (quá khứ)

 

Dạng phủ định wish: 

S + wish(es) + (that) + S + not + V (quá khứ)

 

Ví dụ:

  • Jack wishes that he had a large apartment (in fact, he does not have a large apartment, and now he wants to).

  • Jack ước rằng anh ấy có một căn hộ rộng rãi (trong thực tế, anh ấy không có một căn hộ rộng rãi nào cả và giờ anh ấy muốn có nó).

  •  

  • I wish that we didn’t need to work overtime today (in fact, “I” do need to work overtime today).

  • Tôi ước rằng tôi không phải làm việc thêm giờ hôm nay (thực tế “tôi” vẫn phải làm thêm giờ hôm nay).

 

viết lại câu với wish

(Hình ảnh minh họa cho viết lại câu với Wish trong tiếng Anh)

 

LƯU Ý:

 

a. Trong các trường hợp trang trọng, ta sử dụng were thay cho was trong câu với wish. 

 

Ví dụ:             

  • I wish I were a famous singer.

  • Tôi ước tôi là một ca sĩ nổi tiếng.

  •  

  • He wishes he were a rich businessman.

  • Anh ấy ước anh ấy là một doanh nhân giàu có.

 

b. Chúng ta có thể dùng could trong câu wish để thể hiện khả năng, năng lực làm một việc gì đó hoặc khả năng xảy ra điều gì đó.

 

Ví dụ:

  • I wish that I could speak Japanese (but, unfortunately, I can’t speak Japanese).

  • Tôi ước tôi có thể nói tiếng Nhật Bản (nhưng không may là tôi không thể nói tiếng Nhật Bản).

  •  
  • I wish that we could go to the pub tonight (unfortunately, we’re busy so it’s impossible).

  • Tôi ước chúng ta có thể tới quán rượu tối nay (không may, chúng ta rất bận rộn nên điều đó là không thể).

 

II. Cấu trúc Wish ở quá khứ

 

1. Cách dùng

 

  • Wish ở quá khứ diễn tả một số mong ước về một sự việc không có thật trong quá khứ hoặc giả định một điều gì đó trái lại so với một số tình huống đã xảy ra tại quá khứ. 

  •  

  • Ngoài ra, nó còn thể hiện sự nuối tiếc của người nói về một số việc đã làm hoặc đã không làm tại quá khứ. Cách sử dụng này cũng tương tự với câu điều kiện loại III.

 

2. Công thức 

 

Dạng khẳng định: 

S + wish(es) + (that) + S + had + V (quá khứ phân từ)

 

Dạng phủ định: 

S + wish(es) + (that) + S + had not + V (quá khứ phân từ)

 

Ví dụ: 

  • I wish that I had been more active in extracurricular activities in high school. (I wasn’t active at high school, and now I regret it).

  • Tôi ước rằng tôi đã tích cực hơn trong các hoạt động ngoại khóa ở trường trung học. (Tôi đã không năng nổ ở trường trung học, và bây giờ tôi hối tiếc về điều đó). 

  •  
  • I wish that I hadn’t eaten pizza yesterday! (But I ate a lot yesterday. Now, I think it wasn’t a good idea).

  • Tôi ước rằng tôi đã không ăn pizza vào ngày hôm qua! (Nhưng tôi đã ăn rất nhiều vào ngày hôm qua. Và bây giờ, tôi nghĩ đó không phải là một ý kiến hay). 

 

LƯU Ý:  

 

a. Ở mệnh đề sau Wish, động từ luôn được chia ở thì quá khứ hoàn thành.

 

Ví dụ:

  • I wish she had come to my birthday party (but in fact, she didn’t come). 

  • Tôi ước cô ấy đã đến bữa tiệc sinh nhật của tôi (nhưng thực tế, cô ấy đã không đến).

  •  

  • I wish I hadn’t failed the driving test last week (In fact: I failed it last week.) 

  • Tôi ước mình đã không trượt bài kiểm tra lái xe vào tuần trước (thực tế thì tôi đã trượt).

 

b. Ta cũng sử dụng cấu trúc sau đây để diễn tả sự nuối tiếc về một sự việc, hành động nào đó mà bạn không có khả năng thực hiện nó trong quá khứ:

S + wish(es) + S + could have Ved/ PII 

 

Ví dụ:

  • She wishes she could have gone to the amusement park. (In fact: She couldn’t go to the park).

  • Cô ước mình có thể đến công viên giải trí. (Thực tế là: Cô ấy không thể đến công viên). 

 

viết lại câu với wish

(Hình ảnh minh họa cho viết lại câu với Wish trong tiếng Anh)

 

III. Cấu trúc Wish trong tương lai

 

1. Cách dùng

 

Ngoài những cách trên, cấu trúc câu wish còn có thể được dùng để thể hiện mong ước một việc nào đó sẽ xảy ra hoặc một điều gì tốt đẹp ở trong tương lai.

 

2. Công thức

 

Dạng khẳng định:

S + wish(es) + (that) + S + would/could + V(nguyên thể)

 

Dạng phủ định: 

S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V(nguyên thể)

 

Ví dụ:

  • I wish that Amy wouldn't be busy tomorrow. I wanna have a date with her. 

  • Tôi ước rằng Amy sẽ không bận vào ngày mai. Tôi muốn có một cuộc hẹn với cô ấy. 

  •  
  • She wishes my family could attend her wedding anniversary next weekend.

  • Cô ấy ước gia đình tôi có thể tham dự lễ kỷ niệm ngày cưới của cô ấy vào cuối tuần tới.

 

LƯU Ý:

 

a. Ta không dùng wish với những điều có khả năng xảy ra trong tương lai. Trong trường hợp nó có khả năng xảy ra, ta thay wish bằng hope. 

 

Ví dụ:

  • I hope that you pass your end-of-term test (NOT: I wish that you passed your end-of-term test).

  • Tôi hy vọng bạn sẽ vượt qua kỳ thi cuối kì.

  •  
  • I hope that June has a great holiday with her boyfriend (NOT: I wish that Julie had a lovely holiday).

  • Tôi hy vọng June sẽ có một kỳ nghỉ tuyệt vời với bạn trai cô ấy.

 

b. Ta có thể sử dụng wish + would để nói về một điều ta không hài lòng, cảm thấy khó chịu và mong muốn rằng ai đó hoặc điều đó sẽ thay đổi trong tương lai. Lưu ý là cấu trúc này không dùng với chính bản thân mình và những điều không thể thay đổi (trừ thời tiết).

 

Ví dụ: 

  • I wish that my neighborhood would be quieter at night! (In fact: It is not quiet and I don’t like the crowd).

  • Tôi ước khu phố của mình có thể yên tĩnh hơn vào ban đêm! (Thực tế: Nó không yên tĩnh và tôi không thích đám đông). 

 

Trên đây Studytienganh đã tổng hợp lại cấu trúc “wish” và cách viết lại câu với “wish” cùng với các ví dụ liên quan để minh họa. Hy vọng rằng có thể giúp cho bạn sử dụng chúng một cách chính xác hơn nhé.

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !