Soạn văn 11: Thao tác lập luận so sánh (Mục đích, yêu cầu, luyện tập)

Thao tác lập luận so sánh là gì? Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh ra sao? Hãy cùng studytienganh giải đáp những thắc mắc đó ngay sau đây!

 

1. Mục đích yêu cầu thao tác lập luận so sánh

 

thao tác lập luận so sánh

Lập luận so sánh là chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa 2 đối tượng

 

Mục đích của thao tác lập luận so sánh: 

Nhiều hiện tượng và sự việc xảy ra trong thế giới khách quan có những điểm chung và có mối liên hệ mật thiết với nhau, nhưng mỗi sự vật, sự việc lại có những phẩm chất riêng biệt.

 

Mục đích của việc so sánh là xác định những điểm giống và khác nhau giữa các sự vật để từ đó đưa ra những nhận định chính xác, phù hợp về chúng.

 

Yêu cầu:

 

– Trước hết, phải xác định được đối tượng lập luận, tiếp theo là xác định đối tượng nào đó giống nhau hay đối lập với đối tượng đã xác định từ trước, hoặc so sánh đồng thời hai đối tượng.

 

– Chỉ ra những điểm tương đồng giữa các đối tượng.

 

– Sau đó, làm nổi bật sự tương phản giữa các đối tượng theo nội dung cần tìm hiểu.

 

– Cuối cùng là xác định các giá trị cụ thể riêng biệt của từng đối tượng.

 

2. Giải 1 số bài tập trong SGK

 

thao tác lập luận so sánh

Thao tác lập luận so sánh hay được dùng trong bình giảng văn học

 

 

Bài 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

   + Đối tượng được so sánh: bài Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh, hay còn gọi là văn Chiêu hồn, của tác giả Nguyễn Du.

   + Đối tượng so sánh: “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc”, “Truyện Kiều”.

 

 

Bài 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

   + Điểm giống nhau: các tác phẩm đều đề cập đến vấn đề thân phận con người trong xã hội cũ.

   + Điểm khác nhau: Nếu “Chinh phụ ngâm” dùng để chỉ một hạng người cụ thể, “Truyện Kiều” chỉ cả một xã hội đương thời thì “Chiêu hồn” đề cập đến cả loài người.

Nếu "Truyện Kiều" nâng tầm lịch sử của thơ ca thì "Chiêu hồn" mở rộng phạm vi bao gồm cả những người đã khuất.

 

 

Bài 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Mục đích của sự so sánh là để làm bật lên giá trị khái quát, bao trùm sâu rộng của hiện thực và tư tưởng của tác giả trong Chiêu hồn.

 

 

Bài 4 (trang 79 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

   + Mục đích của so sánh: làm nổi bật lên được giá trị của đối tượng được so sánh.

   + Thao tác lập luận so sánh yêu cầu các đối tượng phải được đặt trên cùng một bình diện và được đánh giá bằng cách sử dụng các tiêu chí giống nhau.

 

 

Bài 1 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Khi so sánh, Nguyễn Tuân đã liên kết quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố với các quan niệm sau:

   + Bàn về cải lương hương ẩm: chỉ cần gạt bỏ hủ tục, lối sống sai lầm trước kia.

   + Xoa xoa mà ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục: trở về với lối sống bình dị, trong sáng, chất phác.

 

 

Bài 2 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Cơ sở so sánh: Cái kết mà nhà văn tạo ra cho nhân vật của mình trong các tác phẩm cùng dưới quan điểm “soi đường” được bàn luận.

 

 

Bài 3 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Mục đích so sánh: Nhấn mạnh tính thức thời, chính xác, tính chiến đấu và tính khả thi của tư tưởng “soi đường” của Ngô Tất Tố.

 

 

Bài 4 (trang 80 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

+ Các đối tượng so sánh và được so sánh phải có mối liên quan với nhau.

- Các tác phẩm đều nói về con người và số phận của con người trong xã hội cũ.

- Tất cả các tư tưởng đều đưa ra giải pháp cho số phận đau khổ của con người ở tầng đáy của xã hội trong chế độ phong kiến ​​áp bức.

 

+ Việc so sánh phải dựa trên các tiêu chí chính xác, rõ ràng:

- Khả năng bao quát hiện thực, phạm vi phản ánh hiện thực.

- Tính chính xác và hợp lí của những tư tưởng đó.

 

+ Các kết luận rút ra phải khách quan, chính xác nhằm giúp người đọc nhận thức đối tượng một cách đúng đắn và sâu sắc hơn:

- Người đọc thấy được tính bao quát hiện thực rộng lớn của “Chiêu hồn”.

- Người đọc có thể nhận thức tính hiện thực, tính hợp thời và tầm quan trọng của tư tưởng “soi đường” của Ngô Tất Tố trong tác phẩm Tắt đèn.

 

 

Bài 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Các phương diện được so sánh:

+ Biên giới lãnh thổ. 

+ Phong tục tập quán. 

+ Lịch sử dựng nước và giữ nước của các triều đại.

+ Những nhân tài.

 

 

Bài 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Kết luận: Nước Nam ta là một quốc gia độc lập, bất khả xâm phạm, tương tự như các quốc gia phương Bắc.

 

 

Bài 3 (trang 81 SGK Ngữ văn 11 tập 1):

 

Đoạn trích có sức thuyết phục mạnh mẽ, khẳng định lại độc lập, chủ quyền của dân tộc về mọi mặt khi so sánh với các quốc gia khác. Tác giả đã sử dụng bằng chứng từ thực tế và lịch sử để củng cố, làm sắc bén thêm lập luận của mình.

 

+ Mục đích của so sánh là giải thích sự việc đang bàn trong mối liên hệ với các đối tượng khác, giúp bài văn nghị luận rõ ràng, cụ thể, sinh động và thuyết phục.

 + Khi so sánh các đối tượng, chúng phải được đặt trên cùng một bình diện, được đánh giá theo cùng một tiêu chí và truyền đạt được suy nghĩ và quan điểm của người nói và tác giả.

 

3. Một số bài luyện tập

 

thao tác lập luận so sánh

Thao tác lập luận so sánh giúp làm nổi bật giá trị của tư tưởng trong tác phẩm

 

Bài 1: Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa hai tác phẩm: Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi và Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh.

 

Trả lời:

 

  1. Điểm giống

- Tuyên ngôn về độc lập, tuyên bố chủ quyền quốc gia.

- Tố cáo tội ác của kẻ thù được khẳng định lập luận mạnh mẽ và thuyết phục.

- Khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập dân tộc.

 

  1. Điểm khác
 

Bình Ngô đại cáo

Tuyên ngôn độc lập

Thời điểm ra đời

Thế kỉ 15

Thế kỉ 20

Hình thức văn bản

Cáo

Tuyên ngôn

Mục đích

Viết theo lệnh của vua

Viết để khẳng định tự do của dân tộc


Như vậy chúng ta đã cùng tìm hiểu mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh cũng như luyện tập với một số bài tập mà studytienganh đã đưa ra. Hy vọng các bạn đã nắm rõ được cách thức sử dụng cũng như ý nghĩa của thao tác này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo của studytienganh!
 

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !