Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì, chức năng và đặc trưng (Lớp 11)

Bạn đã biết phong cách ngôn ngữ báo chí là gì chưa? Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn khái niệm, chức năng và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí một cách cụ thể và chi tiết nhất nhé.

 

1. Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì

Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí: là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…

 

 

phong cách ngôn ngữ

 

 

Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí:

 

  • Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.

  •  

  • Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.

  •  

  • Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.

  •  

  • Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.

  •  

  • Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.

 

Một số thể loại ngôn ngữ báo chí:

 

Bản tin

Phóng sự

Tiểu phẩm

Thường có các yếu tố: thời gian, địa điểm, sự kiện để cung cấp chính xác những tin tức cho người đọc.

Thực chất cũng là bản tin, được mở rộng phần tường thuật chi tiết, sự kiện, và miêu tả bằng hình ảnh, giúp người đọc có cái nhìn đầy đủ, chi tiết, sinh động về vấn đề

Tương đối tự do về đề tài, cách viết, ngôn ngữ…và thường mang dấu ấn cá nhân người viết. Nó bộc lộ chính kiến của người viết.

 

2. Chức năng ngôn ngữ báo chí

Ngôn ngữ báo chí có một chức năng chung là cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng. Đồng thời nêu lên quan điểm chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

 

Các phương tiện diễn đạt

a). Về từ vựng

 

- Từ vựng phong phú, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí có lớp từ vựng đặc trưng.

 

- Ví dụ:

  • + Bản tin dùng danh từ riêng chỉ địa danh, tên người, thời gian, sự kiện…
  •  
  • + Phóng sự dùng từ ngữ miêu tả sự kiện, hình ảnh địa phương, nhân vật…
  •  
  • + Tiểu phẩm dùng từ ngữ thân mật, gần gũi, mang sắc thái mỉa mai, châm biếm.

 

b). Về ngữ pháp

 

- Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc để bảo đảm thông tin chính xác.

 

- Có thể viết câu ngắn trong tin vắn, câu dài trong phóng sự hay câu gần với lời nói hàng ngày trong tiểu phẩm.

 

 

c). Biện pháp tu từ

 

- Ngôn ngữ báo chí không hạn chế các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.

 

- Có thể ví von, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ… nhằm mục đích diễn đạt chính xác, có hình ảnh và nhạc điệu thích hợp với từng nội dung và thể loại.

 

- Ngôn ngữ báo nói phải phát âm rõ ràng, khúc chiết, ở báo viết cần chú ý đến khổ chữ, kiểu chữ phối hợp màu sắc, hình ảnh… để tạo điểm nhấn trong thông tin.

 

Ngôn ngữ báo chí được dùng ở những thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm,… Ngoài ra còn có quảng cáo, bình luận thời sự, thư bạn đọc,… Mỗi thể loại có yêu cầu riêng về sử dụng ngôn ngữ.

 

 

phong cách ngôn ngữ

 

3. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí

Đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí đó là:

 

  • Tính chiến đấu, thuyết phục, giáo dục: Báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Nó là diễn đàn của quần chúng lao động đấu tranh chống lại những gì phi đạo đức, trái pháp luật, bảo vệ công lý… nhằm làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chính vì vậy báo chí là diễn đàn công khai của toàn thể nhân dân đấu tranh cho một mục đích cao cả và tốt đẹp đó là xây dựng một xã hội công bằng và văn minh.

  •  

  • Tính thời sự cập nhật: Báo chí luôn luôn phản ánh những vấn đề hiện tại mang tính bức thiết nhất. Nếu đề cập những vấn đề của quá khứ hay tương lai thì bài báo đó cũng muốn hướng người đọc đi vào giải quyết những vấn đề hiện tại đang được đặt ra một cách khách quan. 

  •  

  • Tính kích thích hấp dẫn: Phong cách báo đặc biệt chú trọng vào vấn đề lôi cuốn độc giả quan tâm tìm hiểu sự việc. Do vậy từ đầu đề đến cách kết cấu và cách dùng từ ngữ đều mang tính hấp dẫn, gợi trí tò mò và ý muốn tìm hiểu của người nghe, người đọc. Tính kích thích hấp dẫn thể hiện ngay trong cách đặt tên đầu đề các bài báo. 

  •  

  • Tính ngắn gọn: do dung lượng tờ báo có giới hạn và do tính chất tức thời, nhanh chóng của người đọc nên bài báo phải đo đếm từng chữ. Những chữ còn bỏ được sẽ không được phép xuất hiện.

  •  

  • Tính thông tin sự kiện: Thông tin phải cập nhật, chính xác và đầy đủ; vừa đảm bảo tính khách quan, vừa có tác dụng hướng dẫn dư luận.

  •  

  • Tính ngắn gọn: Diễn đạt ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng lượng thông tin cao nhất.

  •  

  • Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải kích thích sự tò mò hiểu biết của người đọc qua cách dùng từ, đặt câu, đặc biệt là ở tiêu đề bài báo.

 

Trên đây là một số chia sẻ của mình về phong cách ngôn ngữ báo chí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Chúc các bạn học tốt nhé.

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !