Bảng tuần hoàn hóa học (118 Nguyên tố) đầy đủ và mẹo ghi nhớ nhanh

Bảng tuần hoàn hóa học là một trong những kiến thức Hóa phổ thông quan trọng nhất, là phát minh vĩ đại của loài người. Nó được nhà hóa học Dmitri Mendeleev người Nga phát minh vào năm 1869. Ngày hôm nay, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về nó nhé!

 

1. Bảng tuần hoàn hoá học là gì?


Bảng tuần hoàn là một loại bảng cổ điển dạng ô, trong đó các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo số proton mà mỗi nguyên tố có trong hạt nhân nguyên tử của nó.

2. Ô nguyên tố là gì?

bảng tuần hoàn hoá học

Bảng tuần hoàn

 

Ô nguyên tố là một thành phần trong bảng tuần hoàn hóa học, cho ta biết: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.

 

3. Nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn là gì?

bảng tuần hoàn hoá học

Các nhóm trong bảng tuần hoàn

 

Nhóm nguyên tố hay còn được viết tắt là nhóm, là tập hợp tất cả các nguyên tố mà nguyên tử của nó có cấu hình electron tương tự như nhau, do vậy tính chất hóa học của chúng cũng gần như giống nhau. 

- Phân loại nhóm nguyên tố 
 

Bảng tuần hoàn hóa học được chia thành 8 nhóm A và 8 nhóm B (riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột).
 

Nhóm A: gồm nguyên tố nhóm s và nguyên tố nhóm p. Các nguyên tố của nhóm này có số tự nhóm bằng với số lớp e ngoài cùng. 
 

Nhóm B: gồm các nguyên tố nhóm d và nhóm f. Các nguyên tử nguyên tố của các nhóm này thông thường sẽ có cấu hình e ngoài cùng ở dạng (n-1)dxnsy .

 - Các nguyên tố s, p, d, f trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học:
 

*Nguyên tố s: bao gồm những nguyên tố nhóm IA và IIA. Các nguyên tử nguyên tố s sẽ có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm s. 
 

*Nguyên tố p: bao gồm những nguyên tố nhóm IIIA đến nhóm VIIIA ( loại trừ Heli). Electron cuối cùng của nguyên tử nguyên tố p sẽ được phân bổ vào phân nhóm p.
 

*Nguyên tố d: là các nguyên tố thuộc nhóm B có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm d. 
 

*Nguyên tố f: là các nguyên tố thuộc họ Lantan và Actini. Tương tự như các nguyên tố trên, nguyên tố f có electron cuối cùng được điền vào phân nhóm f.

 

4. Cách đọc bảng tuần hoàn hóa học

bảng tuần hoàn hoá học

Cách đọc Lithium
 

- Số hiệu nguyên tử: còn được gọi là số proton của một nguyên tố hóa học, nó là số proton trong hạt nhân của một nguyên tử. Đây là số tải trọng hạt nhân. Số hiệu nguyên tử giúp xác định duy nhất một nguyên tố hóa học. Số hiệu nguyên tử cũng bằng số electron trong nguyên tử trung hòa về điện. 
 

- Khối lượng nguyên tử trung bình: Hầu hết tất cả các nguyên tố hóa học đều là hỗn hợp của nhiều đồng vị với một tỷ lệ số nguyên tử nhất định. Như vậy, nguyên tử khối của nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị đã cho theo thành phần phần trăm của các nguyên tử tương ứng. 
 

- Độ âm điện: Độ âm điện của nguyên tử là khả năng nguyên tử đó hút electron đồng thời hình thành liên kết hóa học. Quy tắc: Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim của nguyên tố này càng mạnh và ngược lại.
 

 - Cấu hình electron: Cấu hình electron của nguyên tử thể hiện sự phân bố của các electron trong vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hoặc trong các vùng mà chúng có mặt.

5. Mẹo ghi nhớ bảng tuần hoàn nhanh
 

Dưới đây là các cách ghi nhớ bảng tuần hoàn nhanh nhất dành cho các bạn:
 

Cách 1: Học bài bản nhớ lâu bản chất nguyên tố
- Chia bảng thành hàng, cột, nhóm hoặc khối để dễ học hơn. Mỗi ngày học một số nguyên tố, sau khi thuộc mới chuyển sang loạt nguyên tố tiếp theo.
- Xác định các thành phần giống nhau của các nguyên tố sau khi biết tên nguyên tố, số hiệu nguyên tử và ký hiệu hóa học.
-  Tự in hoặc tạo ra một bản sao của bảng tuần hoàn.
- Tạo thẻ flashcard cho mỗi nguyên tố và ghi chi tiết các tính chất của nó.
- Thường xuyên ôn luyện, xem lại từng phần bảng tuần hoàn khi rảnh rỗi để kiến thức ghi nhớ lâu hơn.

 

Cách 2: Mẹo học thuộc Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học Mendeleev bằng thơ hoặc ghi chú vui vẻ
Ghi nhớ các dãy bằng những câu nói có nghĩa:
- Nhóm IA: Hi rô - Li - Na - Không - Rời bỏ - Cộng sản - Pháp. (H;Li;Na;K;Rb;Cs;Fr)
- Nhóm IIA: Banh - Miệng - Cá - Sấu - Bẻ - Răng. (Be;Mg;Ca;Sr;Ba;Ra)
- Nhóm IIIA: Ba - Anh lấy - Gà – Trong(In) - Tủ lạnh. (B;Al;Ga;In;Tl)
- Nhóm IV: Chú - Sỉ - Gọi em - Sang nhậu - Phở bò. (C;Si;Ge;Sn;Pb)
- Nhóm V: Ni cô - Phàm tục - Ắc - Sầu - Bi. (N;P;As;Sb;Bi)
- Nhóm VI: Ông - Say - Sỉn - Té - Pò. (O;S;Se;Te;Po)
- Nhóm VII: Phải - Chi - Bé – yêu(I) - Anh. (F;Cl;Br;I;At)
- Nhóm VIII: Hằng - Nga - Ăn - Khúc - Xương - Rồng .(He;Ne;Ar;Kr;Xe;Rn)

 

Hoặc:
 

- Nhóm IA: Lính nào không rượu cà phê
- Nhóm IIA: Bé Mang Cá Sang Bà Rán
- Nhóm IIIA: Cô Sinh Ghé Sang Phố
- Nhóm IV: Ông Say Sưa Táp Phở
- Nhóm V: Fải Có Bánh Ít Ăn
- Nhóm VI: Hè Này Anh Không Xuống Ruộng

6. Tải file PDF bảng tuần hoàn về máy tính, điện thoại
 

Để tải bảng tuần hoàn trên máy tính, các bản có thể tải Elements: The Periodic Table. Đây là một tiện ích hữu ích dành cho các bạn học sinh đang cần một bảng tuần hoàn hóa học miễn phí khi có thể tra các nguyên tố, so sánh, xem thông tin, hình ảnh trực quan với nội dung tiếng Việt ngay trên ứng dụng mà bảng thông thường bằng giấy không có được.

bảng tuần hoàn hoá học

Elements: The Periodic Table

Còn đối với điện thoại, các bản có thể tải Periodic Table trên kho ứng dụng App Store hoặc Google Play.
Link tải cho Android: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.periodictable.io&hl=en&gl=US
Link tải cho IOS: https://apps.apple.com/us/app/periodic-table/id1019468967

 

bảng tuần hoàn hoá học

 Periodic Table

 

Trên đây là một vài nội dung tổng quát về bảng tuần hoàn hóa học. Để có thể thành thạo kiến thức này, các bạn cần phải thường xuyên giải bài tập liên quan đến hóa học, đồng thời thường xuyên xem bảng tuần hoàn. Chúc các bạn học tốt!
 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !