Top 20 Ví Dụ Về Truyện Truyền Thuyết Việt Nam Hay Nhất 2022

Trong bài viết hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn top 20 ví dụ về truyền thuyết Việt Nam hay nhất nhé

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

 

Ví dụ 1: Truyền thuyết Con rồng cháu tiên (Lạc Long Quân – Âu Cơ)

 

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

Truyền thuyết Con rồng cháu tiên (Lạc Long Quân – Âu Cơ)

 

Đứng đầu top những truyền thuyết hay nhất Việt Nam phải kể đến là huyền thoại về nguồn gốc dân tộc nước nhà. Theo cách gọi này, Rồng là cha Lạc Long Quân còn Tiên là mẹ Âu Cơ.

 

Hễ là người Việt Nam đều tự nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ bởi, truyền thuyết này nói rằng, vua Vua Lạc Long Quân vốn xuất xứ từ nhà Rồng, lấy Âu Cơ đẻ ra một cái túi chứa 100 baby, trai gái chia đều, trai gái có cả. Sau này, vì mẹ là giống Tiên và cha là giống Rồng nên không thể sống chung một vùng đất được rồi phân chia ra, 50 người theo mẹ lên rừng, còn 50 người lại theo bố của chúng xuống đại dương. Từ đó đến nay, hình thành nên người Việt Nam gồm 54 bộ tộc sống bình đẳng và thân thiết như ngày nay.

 

Ví dụ 2: Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

 

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

 Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh

 

Truyền thuyết này đến nay người ta vẫn thường gắn liền nó với những cơn mưa và trận sấm chớp. Truyền thuyết kể rằng vua Hùng có con gái tên là Mỵ Nương, xinh đẹp tuyệt trần, ông mở hội kén rể. Trong lễ hội, có hai chàng thanh niên cứng nổi trội nhất đó là Sơn Tinh và Thủy Tinh.

 

Sơn Tinh là sơn thần núi Tản Viên, còn Thủy Tinh là chúa thủy cung, tài năng và độ “soái ca” đều ngang ngửa nhau. Điều này vô tình làm khó nhà vua, đành phải nghĩ ra một trận đấu công bằng giữa hai người, chỉ cần mang lễ cầu hôn tới trước người đó sẽ dành chiến thắng.

 

Lễ cầu hôn phải đủ 100 phần cơm nếp, 100 cái bánh chưng, con voi có chín cái ngà, gà có chín cựa, ngựa có chín cái long màu hồng. Mỗi thứ như vậy phải là một cặp. Vì dưới biển nên Thủy Tinh có ít sản vật như nhà vua nói trên. Chỉ có Sơn Tinh là có thể tìm ra những món lạ nhanh chóng nộp cho nhà vua.

 

Kết quả là Sơn Tinh được làm phò mã, Thủy Tinh đùng đùng nổi giận, bèn dẫn quân lính đi đánh Sơn Tinh, cướp Mị Nương về. Một cuộc chiến lớn đã xảy ra giữa hai người nhưng do mạnh mẽ nên lần nào Sơn Tinh cũng dành phần thắng.

 

Ví dụ 3: Truyền thuyết Thánh Gióng

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

Truyền thuyết Thánh Gióng

 

Tương truyền rằng, Vua Hùng thứ 6, có một thôn nhỏ đặt tên là Gióng. Có hai ông bà lão trong thôn hiền lành, phúc hậu nhưng chẳng có lấy một đứa con. Một ngày không trăng, không sao, bà vợ ra ngoài đồng thì bất ngờ thấy một dấu chân to đùng, bả chỉ ướm thử xem có vừa không thôi. Nhưng kết quả thật khiến con người ta kinh ngạc, đó là chỉ ít tháng sau bà có baby. Chẳng ai ngờ được về nhà bà lại có tin vui và 1 năm sau sinh ra đứa bé nhìn dễ thương quá trời quá đất. Nhưng có điều hơi kỳ lạ là đến ba tuổi rồi mà vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy. 

 

Lúc bấy giờ có giặc Ân đến đánh chiếm bờ cõi nước ta. Nhà vua lo sợ nên truyền cho người đại diện đi khắp các vùng để tìm anh hùng tài kiệt, với mong muốn sẽ cứu được nước nhà. Đứa trẻ hay tin, thì đột nhiên mở lời, muốn mời sứ giả vào nhà (hơi bị bất ngờ cả nhà nhỉ, 3,4 tuổi không nói được tiếng nào mà bỗng nhiên nói rành mạch như thánh nhập ấy nhỉ?). Khi người đại diện vừa vào, đứa trẻ nói chuyện tỉnh bơ, cậu nói chỉ cần có một con ngựa sắt có khả năng tạo ra lửa, một cây roi và chiếc áo bằng sắt để giết hết bọn giặc khốn khiếp này.

 

Sau cái ngày nhận được thông báo từ người đại diện. Thằng bé ăn nhiều hơn và cũng nhanh lớn hơn. Trong lúc bọn địch đã đến chân núi Trâu, nước nhà lâm vào cảnh hoạn nạn, mọi người đều sợ hãi. Cậu nhận được những thứ mình cần khi nói chuyện với sứ giả thì liền vùng dậy, ưỡn vai và biến thành một người khác vừa cao to, khỏe mạnh vừa oai phong lẫm liệt. Chàng trai trẻ cùng với những dụng cụ chiến binh của mình và dĩ nhiên không thể vắng mặt con ngựa sắt được. Người và ngựa lao thẳng vào đám quân của địch, giết sạch hết chúng, không chừa một ai. Giải quyết hết bọn xấu, anh bạn đành phi ngựa bay lên trời. Sau này, mọi người nhớ đến công lao của chàng nên xây dựng đền thờ và phong chàng là Phù Ðổng Thiên Vương. Còn các bà mẹ khi kể lại câu chuyện này với các con nhỏ của mình đều muốn con mình mau ăn chóng lớn giống như Thánh Gióng trong câu chuyện vậy.

 

Ví dụ 4: Truyền thuyết Hai bà Trưng

 

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

Truyền thuyết Hai bà Trưng

 

Trưng Trắc, Trưng Nhị là hai tiểu thư của Lạc tướng ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc ngày nay, thuộc dòng tộc vua Hùng Vương. Những năm 40 sau Công nguyên, hai chị em mạnh bạo phát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các anh em dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa. Kết quả là, cuộc chiến do Hai Bà Trưng cầm quyền lãnh đạo giành thắng lợi vẻ vang. Từ đó, nền tự chủ được phục hồi. Trưng trắc được lệnh cho lên làm Vua rồi đóng quân ở Mê Linh.

 

Ví dụ 5: Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

 

Tương truyền rằng, sau khi hỗ trợ Vua An Dương Vương hoành thành Loa Thành xong, thần Kim Quy (Rùa Vàng) tặng cho vua chiếc vuốt để làm cây nỏ thần. Nhờ sức mạnh của nỏ thần bên nhà vua luôn thắng lợi trước sự tấn công của quân Triệu Đà đáng ghét, chẳng sợ một ai và cứ thế mà bình yên phát triển. Biết được bí mật của nước nhà, vài năm sau đó, nghĩ kế lập mưu, Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, nhà vua đồng ý.

 

Một thời gian sau, Trọng Thủy đã lừa Mị Châu để nàng cho mình nhìn thấy nỏ thần và tìm cách ăn cắp nó về nước. Sau đó, Triệu Đà cậy có nỏ thần, đem quân sang đánh Âu Lạc. Một phần vì chủ quan mình có bảo bối trong tay, một phần là không nghĩ Triệu Đà sẽ xâm chiếm nước mình một lần nữa, do đó nhà vua chẳng có chút đề phòng gì cả. Kết quả là An Dương Vương thua trận, cùng Mị Châu chạy về phương Nam. 

 

Ngay lúc này con Rùa Vàng mới hiện lên kết tội Mị Châu, biết được là do con gái của mình nên mới mất đất nước nên nhà vua chém chết con rồi đi xuống biển. Mỵ Châu chết, máu chảy xuống biển thành ngọc trai. Trọng Thủy đưa thi thể của Mị Châu về chôn cất tại Loa Thành, thân thể của nàng liền hóa thành ngọc thạch. Vì yêu thương và cảm giác tội lỗi nên Trọng Thủy đã nhảy xuống giếng tự tử. Người sau khi tìm thấy ngọc trai, lấy nước giếng rửa thì thấy nó sáng hơn rất nhiều.

 

Ví dụ 6: Truyền thuyết Bánh chưng – bánh giầy

 

Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam

Truyền thuyết Bánh chưng – bánh giầy

 

Có những câu chuyện thú vị về phong tục tập quán cũng như thói quen của người Việt chúng ta vào dịp lễ tết mà ít ai biết đến, điển hình đó là bánh chưng – bánh giầy.

 

Tương truyền rằng, vua Hùng Vương thứ 6 đã già nên muốn tìm đứa con trai tài đức vẹn toàn để cho nó nói ngôi. Nhà vua ra quy tắc là không bất kể út hay đầu, miễn là làm đúng trong ngày lễ Tiên Vương thì sẽ được làm Vua kế ngôi.

 

Các hoàng tử giàu có đều đua nhau sắm lễ thật hậu, thật ngon. Tuy nhiên người con trai thứ 18 là Lang Liêu lại rất khổ tâm vì nhà nghèo, hàng ngày chỉ biết làm đồng áng nên không có cách gì mà tìm được món ngon để dâng lên cả. Sau một đêm nằm mơ, thấy có một vị thần mách nước. Sáng ngủ dậy, chàng bèn lấy gạo nếp, đậu xanh và thịt heo làm thành hai thứ bánh, loại hình tròn, loại hình vuông dâng lên vua cha.

 

Vua thấy bánh có hương vị đặc biệt, lại mang ý nghĩa và biểu tượng tốt lành nên lấy hai thứ bánh này đặt làm tế lễ. Rồi đặt tên cho chúng, bánh tròn là bánh giầy, bánh có bốn góc cạnh là bánh chưng và cho Lang Liêu nối vị.

 

Cho đến nay, việc gói bánh chưng và bánh giầy cúng lễ tổ tiên trở thành phong tục không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt mình.

 

Trên đây là những chia sẻ của mình về một số Ví dụ về truyền thuyết Việt Nam hay nhất, cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình nhé.




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !