Kinh lạy Cha tiếng Anh thường dùng

Kinh Lạy Cha, tiếng Anh goi là The Lord’s Prayer, Lời Cầu Nguyện Của Chúa. “Chúa” đây là Chúa Giêsu, tác giả của lời cầu nguyện này. Trong thánh kinh, khi mọi người hỏi Chúa Giêsu cách cầu nguyện, Chúa Giêsu cho họ Kinh Lạy Cha. Câu chuyện này được ghi lại tại Matthew 6: 9-13, được coi như một phần của Bài giảng trên núi, và tại Luke 11:2-4.

Kinh Lạy Cha là kinh bằng tiếng Anh phổ thông nhất và thịnh hành nhất trong Kitô giáo (gồm Công giáo, Chính thống giáo và các hệ phái Tin lành), đồng thời cũng là lời kinh phổ thông nhất trong mọi tôn giáo trên thế giới và kể cả những ai đang theo học tiếng Anh.

1. Kinh lạy Cha - Kinh bằng tiếng Anh thường dùng nhất

■ Kinh lạy Cha: Kinh nghĩa tiếng Việt

Lạy Cha của chúng con đang ở trên trời, chúng con xin nguyện danh Cha trên cao cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.

Xin Cha ban cho những người chúng con hôm nay có lương thực hằng ngày và tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con. Xin chớ để chúng con sa lấy trước những cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen.

■ Kinh lạy Cha: Kinh bằng tiếng Anh

Your Father, in the heaven and in the hallowed be my name, kingdom, that will be done on earth as is in heaven. Give us for in this a daily of bread, forgive us in your day trespasses as we forgive those who trespass against us, and lead us not into temptation, but deliver us from evil. Amen.

 

kinh lạy cha tiếng anh

(Kinh lạy Cha - Kinh bằng tiếng Anh)

 

2. Ý nghĩa kinh lạy Cha: Kinh bằng tiếng Anh dịch nghĩa tiếng Việt

“Lạy Cha của chúng con ở trên trời, chúng con cầu xin cho tên của cha được chiếu sáng, nước của Cha trị sẽ đến với tất cả mọi người, ý muốn‎ của Cha được thực hiện dưới đất cũng như trên trời.”

Khi ta tự nhắc lại về quyền năng và vương quốc của Thượng đế, và uy quyền của “ý muốn” của Thượng đế, ta tự động dẹp bỏ cái tôi của mình–tôi, quyền năng của tôi, vương quốc của tôi, ý của tôi… không quan trọng.

Đây gọi là sự khuất phục trước Thượng đế, hay “giao phó” cuộc đời của mình cho Thượng đế. Cái tôi của mình không còn nữa. Nó đã hoàn toàn thuộc về Thượng đế. Gần như là “vô ngã” trong Phật gia.

(Chú thích: Về “nước Cha trị đến”, nhiều người tưởng rằng đó là biến cả thế giới thành Kitô giáo. Thực ra luật vàng của Chúa Giêsu chỉ có hai điều: Kính mến Thượng đế và Yêu người. Và Thượng đế có nhiều tên khác nhau: Ông trời, Thượng đế, Ngọc hoàng, Chúa, Allah, God, Yahweh… Làm được hai điều này là đã thuộc về “nước” của Thượng đế, ngay trong tâm ta).

 

(Ý nghĩa của kinh lạy Cha)

 

Phần sau của Kinh Lạy Cha - Kinh bằng tiếng Anh là các câu cầu xin cho chính mình:

 

“Xin cha cho chúng con hằng ngày dùng đủ.” Tức là chỉ xin đủ ăn, đủ mặc, đủ chi dụng cho những nhu cầu tất yếu. Không xin giàu sang phú quý, tiền rừng bạc biển.

  Thế thì ý niệm tài sản, của cải, là gì trong Thiên chúa giáo? Thưa, tài sản là do Thượng đế giao cho ta quản lý, để ta gầy dựng sinh lời cho Thượng đế. (Xem dụ ngôn về các đồng bạc, Matthew 25:14-30. Tuy nhiên, dụ ngôn này nói về nhiều thứ sâu thẳm hơn chỉ là tiền bạc).

  Và dĩ nhiên là tài sản của Thượng đế thì phải được quản lý để phục vụ “Chúa trong mọi người”, tức là phục vụ mọi người quanh ta, mà chúng ta vừa đề cập khi nói đến Kinh Hòa Bình của Thánh Francis.

  “Xin cha tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con.” Mỗi người chúng ta làm rất nhiều lầm lỗi trong đời, và nhiều người khác cũng đã lầm lỗi thiệt hại ta. Ta phải tha thứ cho người khác, trước khi cầu xin và được Thượng đế tha thứ cho ta.

  Xưng tội, giải tội, sẽ không giải quyết gì cho ta cả, nếu ta chỉ làm công thức mà không làm trong lòng, là tha thứ lỗi lầm của người khác. Nếu ta cầm buộc người khác, Thượng đế cầm buộc ta.

  “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.” Chỉ cần sống không làm bậy là đủ. Không cần phải là anh hùng, vĩ nhân, thánh… Không cần phải đến mức hy sinh tánh mạng cho Chúa, hay bán hết nhà cửa để giúp người nghèo, hay tử vì đạo… Chỉ cần đừng sa vào cám dỗ là đủ–đừng si mê, sân hận, ghen ghét, đố kỵ, dối trá, trộm cướp, tà dâm, tham nhũng, bóc lột…

  Và nếu lỡ bị lầm lạc vào đường xấu, vào sự dữ, thì xin Chúa cứu ta ra.

  Từ “cám dỗ” ở đây ám chỉ là không ai trong chúng ta muốn và thiết lập kế hoạch để làm bậy cả. Chẳng qua là “sa chước cám dỗ” nên làm bậy thôi. Bản tính của mỗi người chúng ta là thanh khiết.

  Amen là “mong được như vậy.”

Chúc các bạn học tốt tiếng Anh!

Kim Ngân




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !