Lãnh địa phong kiến là gì, tính chất và giai cấp trong lãnh địa phong kiến

Tìm hiểu lịch sử về thế giới và sự phát triển của các tầng lớp trong xã hội, bạn không còn xa lạ với cụm từ lãnh địa phong kiến. Vậy những hiểu biết của bạn về lãnh địa phong kiến là gì? Bạn có biết tình chất và giai cấp trong lãnh địa phong kiến không? Nếu còn mơ hồ về chúng, hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé!

 

1. [Trắc nghiệm] Lãnh địa phong kiến là

Để có đáp án chính xác nhất về lãnh địa phong kiến, bạn có những lựa chọn  trắc nghiệm trong câu hỏi sau:

 

  • Câu hỏi: Lãnh địa phong kiến là gì?
  •  
  • A. Vùng đất rộng lớn của các tướng trong quân sự
  • B. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
  • C. Vùng đất rộng lớn của vua chúa
  • D. Vùng đất rộng lớn của nông nô và lãnh chúa

 

Đáp án: B

 

 

lãnh địa phong kiến là gì

Minh họa một lãnh địa phong kiến

 

Lãnh địa phong kiến là: Là vùng đất đai rộng lớn mà các Lãnh chúa chiếm làm của riêng, như một vương quốc nhỏ.

Đây là một khu đất rộng, bao gồm nhiều phần đất như để nông dân cày cấy, đất trồng trọt, đồng cỏ, rừng núi hay sông ngòi. Ngoài ra còn có các dinh thự, nhà thờ, lâu đài, thôn xóm của nông dân,… Tóm lại nó tương tự như một quốc gia thu nhỏ được đóng kín, hoàn toàn tự cung và tự cấp.

 

2. Lãnh địa phong kiến ra đời thời gian nào

Cuối thế kỉ IV, người Giéc Man tiến đến xâm chiếm và tiêu diệt các nước phương Tây đặc biệt là Tây Âu, thành lập nhiều vương Quốc mới tại đó. Trên lãnh thổ Rôma người Giéc Man đã chiếm ruộng đất chia cho nhau, phong các tướng lĩnh, quý tộc trở thành lãnh chúa phong kiến. Lãnh địa phong kiến được hình thành từ đây và trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa.

 

 

lãnh địa phong kiến là gì

Lãnh chúa có quyền lợi như vua trong lãnh địa của mình

 

3. Lãnh địa phong kiến thuộc chế độ nào

Lãnh địa phong kiến được xem là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kỳ (chế độ) phong kiến phân quyền ở Tây Âu.

Mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập riêng biệt. Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, vì thế họ có quân đội, pháp luật riêng, toà án, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, cân đong đo lường riêng.

 

Chú ý: Những biểu hiện của chế độ phong kiến phân quyền ở Tây Âu, khác với chế độ phong kiến tập quyền ở phương Đông.

 

 

lãnh địa phong kiến là gì

Sự áp bức bóc lột của tầng lớp lãnh chúa với nông nô

 

4. Các giai cấp trong lãnh địa phong kiến

 Trong lãnh địa phong kiến có 2 giai cấp chính phân quyền với sự đối lập rõ nét ở các biểu hiện xã hội là lãnh chúa và nông nô.

 

- Tầng lớp lãnh chúa: chỉ những người có toàn quyền sở hữu các lãnh địa phong kiến ở Tây  Âu vào thời trung đại. Người ảnh chúa thường có xuất thân cao quý, là các tướng quân sự. Sau khi được thưởng ban đất đó họ dần biến đất đó thành của riêng mình đẻ có toàn quyền trên lãnh địa. 

 

- Tầng lớp nông nô: Là những người phải phụ thuộc vào lãnh chúa (người chủ đất) với thân phận giống như một người nô lệ trong ả vùng đất đó. Nông nô thường bị cưỡng bức sức lao động và chịu sự ràng buộc trên những lãnh địa phong kiến. Họ không chỉ làm việc ở lĩnh vực nông nghiệp mà ở cả các hầm mỏ hay bất cứ lĩnh vực nào được sai khiến.

 

 

Qua bài viết trên đây của studytienganh bạn đọc đã có thể hiểu rõ được lãnh địa phong kiến là gì. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn có thêm những hiểu biết về lịch sử xã hội và sử dụng nó khi cần thiết. Hãy truy cập studytienganh mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !