Dàn ý và 20 bài phân tích Phú Sông Bạch Đằng mẫu hay nhất

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu được giới thiệu tới các bạn học sinh trong chương trình Ngữ văn lớp 10. Tác phẩm nổi bật với cách kể chuyện và xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo, vậy làm sao để cảm nhận được trọn vẹn cái hay của tác phẩm? Hãy cũng studytienganh tham khảo những dàn ý phân tích dưới đây nhé!

 

1. Dàn ý phân tích bài Phú Sông Bạch Đằng

 

phú sông bạch đằng

Phú sông Bạch Đằng được viết bằng chữ Hán

 

 

Dàn ý phân tích Phú sông Bạch Đằng

 

  • I. Mở bài:

- Khi nghĩ đến Trương Hán Siêu, người ta nghĩ đến Phú sông Bạch Đằng. Tương tự, Phú sông Bạch Đằng cũng đủ làm nên tên tuổi Trương Hán Siêu.

 

  • II. Thân bài:

- Phú sông Bạch Đằng được viết khoảng năm mươi năm sau cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông đời các vua Trần Hiến Tông và Trần Dụ Tông, khi nhà Trần đang suy tàn.

 

- Bạch Đằng là dòng sông lưu dấu muôn vàn chiến công hào hùng trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm của nước ta, từ việc Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán đến nhà Trần đánh tan quân Mông Cổ. 

 

- Bài phú được viết theo lối thơ cổ.

 

- Cảm hứng: vừa tự hào, vừa day dứt vừa thể hiện triết lý về sự thay đổi, biến thiên và luân chuyển của tự nhiên.

 

- Nội dung: cuộc gặp gỡ của hai nhân vật khách với các bô lão trên sông Bạch Đằng. Khách và các bô lão nhận xét về những chiến công và đức độ của các vua Trần.

 

- Phú sông Bạch Đằng tiêu biểu cho lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, nhân nghĩa của đất nước ta.

 

- Nghệ thuật: Tác phẩm có kết cấu đơn giản trực tiếp, ngôn ngữ linh hoạt, hình tượng sinh động sáng tạo, ngôn từ gợi hình ảnh, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, có lúc lại sâu sắc triết lí.

 

  • III. Kết bài:

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là đỉnh cao của nghệ thuật văn học trung đại.

 

2. Top bài phân tích mẫu ngắn gọn hay nhất

Đất nước Việt Nam với hơn 4000 năm văn hiến, với truyền thống yêu nước và giữ nước vẻ vang cùng với đó là những địa danh đã ghi dấu các chiến tích lẫy lừng của quân dân nước Nam đánh đuổi giặc ngoại xâm. Như một chứng nhân lịch sử oai hùng sông Bạch Đằng đã trở thành nguồn cảm hứng cho các tác phẩm thi ca, sử sách của văn học dân tộc. Nổi bật trong đó không thể không nhắc đến bài “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.

 

Bài phú được Trương Hán Siêu sáng tác vào đời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, khi nhà Trần đã bắt đầu có dấu hiệu suy thoái. Đây không chỉ là một tác phẩm nổi tiếng thời Trần mà còn là một trong những bài phú viết bằng chữ Hán hay bậc nhất nước ta thời trung đại. Bài phú được viết theo lối cổ phú (phú cổ thể), sử dụng lối “chủ - khách đối đáp”, tuy có vần nhưng câu văn tương đối tự do, không bị gò bó vào niêm luật. Tác phẩm vừa chứa chan lòng tự hào dân tộc, vừa đọng lại một nỗi đau hoài cổ và có tư tưởng triết lý sâu sắc.

 

Bài phú này có thể chia ra làm ba phần. Phần một là giới thiệu về nhân vật “khách” và niềm vui thích được du ngoạn nhất là du ngoạn trên sông Bạch Đằng. Mở đầu bài phú ta cảm nhận được tâm trạng và cảm xúc của “khách” trước cảnh sắc sông Bạch Đằng:

 

“Giương buồm giong gió chơi vơi … Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết”.

 

Hai câu đầu là những hình ảnh thiên nhiên gợi không gian rộng lớn, thời gian liên hoàn, ngữ điệu trang trọng với cách ngắt nhịp “chừ” chậm rãi chứng tỏ khách là con người phóng khoáng, thích ngao du sơn thủy. Đặc biệt là sự liệt kê các địa danh: Vũ Huyệt, Cửu Giang,... đây đều là những danh lam thắng cảnh những di tích lịch sử quen thuộc. Từ cách nói có phần ước lệ quen thuộc của văn học trung đại, người đọc nhận ra một đặc điểm khác của nhân vật “khách” đó là tâm hồn nghệ sĩ tự do, ưa phóng khoáng, một bậc tri thức ham du ngoạn, trước là để du chiêm ngưỡng sau là để nâng cao tầm hiểu biết, tầm văn hóa.

 

Dẫu đi nhiều, hiểu nhiều là thế mà khát vọng bốn phương vẫn còn tha thiết, khách muốn học theo Tử Trường nghĩa là muốn mang theo tráng chí với khát vọng hoài bão lớn lao, học theo bậc sử gia nổi tiếng nghiên cứu về lịch sử, văn hóa dân tộc. Nếu như ở đoạn trên cách viết của tác giả thiên về khái quát, ước lệ thì đến đoạn tiếp theo ông đưa người đọc đến với cảnh thực, địa danh có thực cũng là điều hút hồn khách khi đến với sông nước Bạch Đằng: cửa Đại Than, bến Đông Triều…

 

Dòng sông hiện lên với nhiều dáng vẻ, vừa hùng dũng vừa thướt tha, lại vừa có vẻ ảm đạm, hoang vắng “Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu”. Đứng trước cảnh sông nước hùng vĩ nhiều dáng vẻ, khách mang trong mình một tâm trạng với nhiều sắc thái vui, buồn, tự hào và nhớ tiếc: “Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá/ Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”

 

Âm hưởng của những câu văn đến đây không còn là phơi phới hào khí, tràn đầy tráng chí nữa mà trầm lại, lắng xuống đầy bâng khuâng. Có lẽ trước sông Bạch Đằng một tâm hồn phóng khoáng như khách cũng bồi hồi về quá khứ oanh liệt của cha ông. Qua hình tượng nhân vật “khách” được tác giả thổi hồn trở thành chân dung vô cùng sinh động, ta có thể thấy được cái “tôi” của tác giả - một hồn thơ phóng khoáng, trác biệt, một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài về lịch sử dân tộc.

 

Hình ảnh người khách cuối phần một như sự gợi ý, cách đặt vấn đề để dẫn đến sự xuất hiện của các bô lão ở phần hai. Các bô lão là chủ, là nhân dân địa phương đại diện cho thế hệ đi trước hiện thân của quá khứ. Với lòng nhiệt tình, hăm hở các bô lão đã kể cho “khách” nghe câu chuyện về những chiến công đã diễn ra trên dòng sông lịch sử với các sự kiện liệt kê, các hình ảnh đối nhau người kể đã làm hiện lên không khí chiến trận và thế giằng co quyết liệt. Việc lựa chọn những hình ảnh, điển tích làm nổi bật sự thất bại của quân thù và cái vẻ vang trong chiến thắng của quân ta như “Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”, “quét sạch Nam bang bốn cõi”.

 

Có thể nhận ra ở đây niềm tự hào sảng khoái của các bô lão, cái điềm tĩnh qua sự chiêm nghiệm của khách. Với nghệ thuật tương phản, các bô lão đã lấy cái vận động, trôi chảy của dòng nước con người, dòng đời đối với nỗi nhục của quân thù, bởi nỗi nhục quân thù nghìn năm không sửa cũng có nghĩa là những chiến thắng của quân ta vĩnh viễn lên ngôi. Sau lời kể, các bô lão có lời bình luận giống như sự tổng kết về nguyên nhân làm nên chiến thắng ấy là có thiên thời, địa lợi nhưng vẫn đề cao yếu tố con người. Đó là một quan điểm tiến bộ, nhân bản. Đến đây lời ca của các bô lão gặp gỡ với khách ban đầu. Đó là nỗi buồn thương vừa nhớ tiếc.

 

Vượt lên nỗi buồn, nỗi đau các bô lão vẫn bừng sáng niềm tin, niềm tự hào vào chân lý vĩnh hằng, hồn nhiên, vĩnh viễn như chính cái dằng dặc, bao la của Bạch Đằng giang cuộn sóng hồng đổ về biển Đông tự bao đời. Trong lời ca của khách ở phần ba bên cạnh việc ca ngợi công đức vua Trần, những câu cuối còn đề cao và khẳng định tài đức con người, xem đó là nhân tố quyết định trong công cuộc đánh giặc ngoại xâm.

 

Qua hoài niệm và suy ngẫm của các nhân vật “chủ - khách” bài phú đã làm sống dậy hào khí Đông A oanh liệt và hào hùng thời đại nhà Trần. Trương Hán Siêu đã khéo léo xây dựng hình tượng con sông Bạch Đằng kì vĩ tráng lệ trong không gian quá khứ và một Bạch Đằng giang lặng lẽ, hiu quạnh trầm mình sau những chiến tích ấy để ngàn đời sau thế hệ con cháu vẫn luôn tự hào, ghi nhớ về những di tích lịch sử và chiến công vĩ đại của cha ông.

 

3. Mẫu Phân tích phú sông bạch đằng đoạn 1

 

phú sông bạch đằng

Sơ đồ phân tích đoạn 1 Phú sông Bạch Đằng

 

 

- Giới thiệu sơ lược về tác giả Trương Hán Siêu.

 

- Giới thiệu tác phẩm và đoạn thơ đầu của bài “Bạch Đằng giang phú”.

 

- Đặc điểm của nhân vật "khách": Là nhân vật đại diện cho tác giả và là kẻ sĩ có tráng chí bốn phương.

 

- Hành trình của nhân vật “khách”: với mục đích du ngoạn và một loạt các địa danh được đề cập.

 

- Cảnh thiên nhiên trên sông Bạch Đằng: vừa toát lên vẻ đẹp huyền ảo, trữ tình vừa mang một vẻ đẹp cô đơn, hoang vắng.

 

- Tâm trạng và cảm xúc của kẻ "khách" trước cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng: tự hào cảnh sắc quê hương đất nước xen lẫn với nỗi buồn thương tiếc nuối khôn nguôi.

 

- Ý nghĩa của "Bạch Đằng giang phú" đoạn 1

 

Như vậy, tác giả Trương Hán Siêu đã đưa người đọc đi qua nhiều cung bậc cảm xúc trong phần mở đầu tác phẩm “Bạch Đằng giang phú”, từ niềm tự hào về chiến tích lịch sử tuyệt vời của dân tộc đến nỗi xót xa cho những lý tưởng lịch sử đã bị mai một.

 

4. Mẫu Phân tích phú sông bạch đằng đoạn 2

- Các bô lão có thể là nhân vật có thật cũng có thể được tạo nên từ trí tưởng tượng của tác giả.

 

- Các bô lão đóng vai trò là người kể và bình luận về các chiến tích lịch sử.

 

- Lối kể theo trình tự thời gian tái hiện lại chiến trận kinh điển năm xưa, trọn vẹn với khí thế quyết liệt của cuộc chiến đấu “Thuyền tàu muôn đội - giáo gươm sáng chói”.

 

+ "Hốt Tất Liệt ... bốn cõi": kẻ thù đòi hỏi và thù địch.

+ “Trận thư hùng… chống đối”: trận đánh diễn ra quyết liệt.

 

- Nghệ thuật kể chuyện:

 

+ Các hình ảnh, điển tích điển cố được lựa chọn sắp đặt hợp lý.

+ Các hình ảnh ẩn dụ so sánh những chiến tích của chúng ta ngang hàng với những trận chiến lịch sử của Trung Quốc.

+ Lời kể ngắn gọn khái quát, cô đọng tinh tế.

 

- Những câu văn dài ngắn khác nhau miêu tả sinh động không khí và diễn biến của cuộc chiến: Những câu kéo dài tạo không khí u uất:  “Đây là nơi chiến địa ... phá Hoằng Thao”. Những câu văn ngắn gọn giòn giã tạo nên một khung cảnh chiến tranh dữ dội và ác liệt :“Thuyền bè .. .. sáng chói”.

 

- Hai câu cuối đoạn 2: thể hiện nỗi xấu hổ khi các cá nhân ngày nay, kể cả tác giả, không thể tiếp nối truyền thống của tiền nhân.

 

5. Mẫu phân tích phú sông bạch đằng đoạn cuối

 

phú sông bạch đằng

Một đoạn trích Phú sông Bạch Đằng

 

 

- Suy nghĩ và nhận xét của các bô lão về chiến công:

 

+ Nguyên nhân chiến thắng: Trời Đất cho những địa điểm hiểm trở, những người tài giỏi giữ cuộc điện an, và dại vương coi thế giặc nhàn.

 

+ Nhấn mạnh ba yếu tố góp phần làm nên chiến thắng: thiên thời, địa lợi, nhân hòa và nhấn mạnh vai trò của con người.

 

+ Liên tưởng đến hình ảnh của Trần Quốc Tuấn và đối lập với những người lớn tuổi.

 

+ Khẳng định sức mạnh và tài năng của nhân dân, cụ thể là các nhà lãnh đạo. 

 

- Suy nghĩ về sự hưng vong của đất nước:

 

+ Lời của bô lão

 

  • Sông Bạch Đằng: đồ sộ, rộng lớn, lộng lẫy và nguy hiểm

  • Yêu mến, tự hào về cảnh sắc quê hương, hiểu biết về một dòng sông lịch sử

  • Mượn quy luật tự nhiên để khái quát quy luật của con người: Sông nào cũng chảy về biển cả, kẻ ác diệt vong, anh hùng muôn đời.

 

+ Lời của khách:

 

  • Ca ngợi sông Bạch Đằng, con sông cổ kính và cao quý.

  • Ca ngợi tài đức và năng lực của Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông

  • Ca ngợi sự tồn tại hòa bình của dân tộc.

 

- Nghệ thuật

 

+ Bố cục chặt chẽ và mô tả chi tiết.

+ Xây dựng chân dung nhân vật sống động và đặc sắc với ý nghĩa triết học.

+ Văn xuôi súc tích, thẳng thắn, hào hùng.

 

Trên đây là dàn ý phân tích từng đoạn trong Phú sông Bạch Đằng mà studytienganh muốn gửi đến các bạn. Chúc các bạn học tập thật tốt và hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo của studytienganh!

 




HỌC TIẾNG ANH QUA 5000 PHIM SONG NGỮ


Khám phá ngay !